<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=406065000349076&amp;ev=PageView&amp;noscript=1">
    ĐẶT HẸN

    Chia sẻ kiến thức công nghệ EMS Training, dinh dưỡng và các câu chuyện thành công của khách hàng

    Mách bạn cách giảm đau vai gáy an toàn, hiệu quả

    By Trâm Nguyễn

    Đau mỏi vai gáy không phải là bệnh hiếm gặp hiện nay và ngày càng có xu hướng trẻ hoá, chế độ ăn và tập luyện thể chất chính là chìa khoá quyết định có điều trị dứt bệnh hay không? Bài viết sau đây gợi ý giúp bạn chế độ ăn cũng như cách tập luyện đúng cách dành cho người mắc bệnh đau vai gáy.

    Đau mỏi vai gáy là như thế nào? 

    Bệnh đau vai gáy thường diễn ra một cách đột ngột, bất ngờ. Có khá nhiều trường hợp bệnh nhân sau khi ngủ dậy cảm thấy đau ở vùng cổ, vùng vai và vùng gáy. Vì vậy, dấu hiệu trước tiên bệnh nhân cảm nhận được chính là đau cơ ở vùng cổ, vùng gáy, vùng vai và phần lưng trên.

    dau-vai-gay-kho-khan-cho-nguoi-benh-trong-sinh-hoat-hang-ngay

    Nguyên nhân chủ yếu thường từ đâu?

    1. Thiếu sự chuẩn bị cho giấc ngủ 

    Đa số ít ai để ý đến việc lựa chọn gối kê sao cho phù hợp, có độ mềm vừa phải, nếu không ​​tình trạng đau cổ sẽ tệ hơn vì không được nâng đỡ tối ưu.

    Hơn nữa, tinh thần của bạn cũng cần được thư giãn bằng cách tắt hết các thiết bị điện tử như di động, máy tính, thay vào đó hãy chọn đọc sách, nghe nhạc nhẹ nhàng hoặc tập yoga sẽ giúp bạn ngăn ngừa chứng đau cứng cổ và giải toả tâm trí. 

    2. Tuổi tác: 

    Tuổi càng cao các cơ quan trong cơ thể con người ngày bị thoái hoá và suy giảm chức năng. Đặc biệt, sự thoái hoá này diễn ra mạnh mẽ nhất tại hệ thống xương khớp. Chính vì vậy, tỷ lệ những người trung niên và cao tuổi bị đau vai gáy thường luôn chiếm phần lớn.  

    3. Tập luyện sai cách 

    Việc vận động chơi thể thao quá sức và không có thời gian cho cơ bắp nghỉ ngơi, phục hồi dẫn đến các cơ cứng lại và đau nhức.  

    4. Ngồi làm việc quá lâu và sai tư thế

    Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu mà dân văn phòng thường hoặc người sử dụng điện thoại trong nhiều giờ mắc phải.  

    5. Thói quen sinh hoạt

    Những thói quen xấu như ít vận động, nạp thức ăn kém lành mạnh, ngồi và đi đứng khom lưng sẽ khiến cấu trúc xương tại vùng vai gáy bị thay đổi dẫn đến đau nhức vùng vai gáy.  

    Từng cơ quan cũng được "lên giờ" để làm từng việc theo đồng hồ sinh học để hoạt động tối ưu. Vì vậy bạn nên sắp xếp lịch cho các hoạt động thể chất, sinh hoạt, ăn uống và ngủ một cách khoa học để cải thiện cơn đau nhức kéo dài. 

    6. Chấn thương cũ, chưa lành hết: 

    Từ tai nạn trong lúc tập luyện gây ra vết thương tác động trực tiếp đến vùng cổ vai gáy. 

    7. Các bệnh lý liên quan đến xương khớp như:

    Rối loạn chức năng thần kinh vùng vai gáy, bệnh loãng xương, đau khớp vai, đau cột sống cổ,….


    Giải pháp giúp khắc phục sớm tình trạng đau vai, gáy, cổ an toàn  

    Tùy theo mức độ và nguyên nhân cụ thể của bệnh đau vùng cổ vai gáy mà bạn nên áp dụng các biện pháp chữa trị phù hợp. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh diễn tiến nặng hơn, bạn cần trực tiếp đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Sau đây là một số mẹo  để điều trị đau cổ, vai gáy bạn có thể thử ngay tại nhà:

    Ưu tiên chế độ ăn lành mạnh

    1. Nước lọc là “thần dược” 

    Thiếu nước làm giảm và chậm quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Không chỉ vậy, thiếu nước là nguyên nhân chính làm giảm lượng dịch nhầy khớp, cơ bị co rút và vai gáy dễ đau nhức hơn. Do vậy, gợi ý từ chuyên gia dinh dưỡng là bổ sung đủ 1,5 – 2 lít mỗi ngày để giúp cơ thể điều trị căn bệnh đau vai gáy.

    thieu-nuoc-tac-dong-tieu-cuc-den-khop-va-gay-dau-nhuc

    2. Bổ sung Canxi và Vitamin D từ thực phẩm

    Đây là một trong những vi chất vô cùng cần thiết cho những người đang mắc các vấn đề xương khớp nói chung, bao gồm cả đau vai gáy. Canxi và Vitamin D tham gia vào quá trình hình thành và bảo vệ xương khớp chắc khỏe hơn. Một số thực phẩm giàu canxi như: Trứng, sữa, nước xương hầm, tôm, cua,...

    3 Chất xơ và chống oxy hoá 

    Nhóm chất xơ và chất chống oxy hóa thường có trong các loại rau xanh, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt như bưởi, cải xoăn, cam, bí đỏ, cải bó xôi,… Chúng thường có tác dụng cực kỳ tốt với sức khỏe xương khớp do kích thích sản sinh collagen nuôi sụn, gân, làm tăng mật độ xương chống loãng xương và làm giảm thiểu các triệu chứng đau nhức vai gáy. 

    4 Bổ sung chất béo có lợi

    Người bị căng đau vai gáy nên biết loại chất béo có lợi cho sức khỏe con người chính là mỡ cá các loại như cá hồi, cá thu, cá mòi, cá ngừ, cá trích. Nhờ hàm lượng axit béo, omega-3, protein và hàng loạt dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của hệ xương khớp. Chúng tác động giúp xương khớp chắc khỏe, cơ bắp săn chắc và hạn chế sự co cứng, giúp dây chằng dẻo dai hơn.  

    Cũng như chế biến rau củ, các món hải sản nên hạn chế dầu mỡ, nướng, gia vị cay nóng.

    nguoi-bi-dau-vai-gay-nen-an-thuc-pham-giau-chat-beo-co-loi  

    Tránh xa thực phẩm gây thiếu hụt Canxi

    1. Chất kích thích

    Thực phẩm chứa cồn, cafein, thuốc lá, nước ngọt có ga,… Nếu hấp thụ quá nhiều đồng nghĩa sự đào thải Canxi ra khỏi cơ thể. Không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan trong cơ thể mà đồ uống có cồn cũng có khả năng làm giảm mật độ của xương, hạn chế khả năng phục hồi của bệnh. Chính vì vậy nên hạn chế thực phẩm như vậy làm tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. 

    2. Đồ ăn quá mặn hoặc quá ngọt:

    Các bác sĩ luôn khuyên người bệnh không nên ăn quá nhiều muối hoặc đường. Gia vị thì không thể thiếu trong chế biến thức ăn nhưng nó chỉ tốt khi dùng đúng và vừa đủ. Trái lại nếu dùng quá nhiều sẽ gây ức chế khả năng hấp thụ canxi đồng thời làm cạn kiệt nguồn photpho trong cơ thể, hệ miễn dịch suy yếu, tăng nồng độ axit uric máu gây nguy cơ cao mắc bệnh xương khớp. 

    han-che-thuc-pham-gay-viem-xuong-thieu-hut-canxi

    3. Thực phẩm chứa chất gây viêm:

    Các loại chất béo chuyển hóa nhân tạo như đồ ăn chiên rán, nướng, thịt đỏ, nội tạng, đồ làm sẵn có chất bảo quản,…chứa nhiều chất béo gây hại. 

    Đặc biệt ớt chuông, nấm, cà tím…có nhiều dinh dưỡng tốt cho cơ thể nhưng lại chứa nhiều hoạt chất gây viêm xương, làm cho tình trạng loãng xương thêm nghiêm trọng. Chính vì vậy nên lưu ý dùng với lượng vừa đủ. 

    Bên cạnh những tác động xấu đến tình trạng căng đau vai gáy, thì những thực phẩm này còn mang đến vô số hiểm họa về sức khoẻ như bệnh gan, thận, tim… Do vậy dù người đang điều trị hay sức khoẻ bình thường cũng nên hạn chế những loại thực phẩm này. 

    4. Rèn luyện thể chất và giải toả căng thẳng 

    Bên cạnh xác định một chế độ dinh dưỡng phù hợp và khoa học, việc tham gia hoạt động thể chất cũng là lời khuyên hàng đầu để bạn duy trì tinh thần lạc quan, tránh rơi vào trạng thái căng thẳng kéo dài. Tuy nhiên người bệnh cần phải lựa chọn bộ môn phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân. Các bài tập nhẹ nhàng như chạy bộ để giúp xương khớp được chuyển động nhẹ nhàng đồng thời cải thiện được cơn đau nhức. 

    thuong-xuyen-giai-toa-cang-thang-de-giam-dau-vai-gay

    Tạo môi trường làm việc thuận lợi 

    Nếu bạn là dân văn phòng phải làm việc với màn hình máy tính và ngồi liền suốt 8 tiếng,để giảm nhức cổ vai gáy, đừng quên điều chỉnh ghế ngồi ở tư thế thoải mái, giữ lưng thẳng và màn hình máy vừa tầm với mắt. 

    Khi ngồi làm việc, học tập lâu cần xen kẽ vận động, nghỉ giải lao. Xây dựng thói quen tư thế ngồi làm việc, học tập luôn giữ thẳng cổ, tránh cúi gập cổ quá lâu hoặc ngồi sai tư thế. Đồng thời, rèn luyện tư thế bất thường khi đi đứng để sở hữu vóc dáng chuẩn chỉnh và  nhận được hiệu quả giảm đau lâu dài. 

    thay-doi-tu-the-ngoi-lam-viec-de-so-huu-khung-xuong-thang

    Điều trị bằng công nghệ EMS 

    Do đặc thù công việc phải làm việc liên tục 8 - 12h/ngày nên hay bị đau mỏi vai gáy. Nhiều khách hàng đã tìm đến 25 FIT để tập luyện không chỉ giúp vóc dáng đẹp hơn mà còn muốn trị liệu tình trạng đau mỏi vai gáy của mình. 

    Tại 25 FIT, có hơn 60% khách hàng là dân văn phòng, với tính chất công việc phải ngồi hàng giờ và không có thời gian đứng lên đi lại nên rất dễ gặp tình trạng nhức mỏi vùng lưng và vai gáy. Nhiều khách chia sẻ dành 1 -2 buổi /tuần để tập luyện & mỗi buổi chỉ mất 25 phút tập luyện. Thấy được điều này, bạn bè và người thân của khách hàng 25 FIT cũng an tâm tham gia để trải nghiệm tận mắt :”Biết sớm thì chị đã đi tập ở đây rồi, vừa săn chắc cơ thể, gọn gàng mà tình trạng đau vai gáy của chị cũng biến mất.”  

    cong-nghe-EMS-hieu-qua-giam-dau-vai-gay-co

    Xem thêm: Công nghệ EMS giúp giảm bệnh đau, vai, gáy, cổ như thế nào? 

    Nếu bạn đang quan tâm tới EMS Training và mong muốn trải nghiệm 1 buổi tập miễn phí cùng công nghệ EMS, hãy đăng ký với 25 FIT để nhận tư vấn ngay nhé. 

    Tập thử 25 FIT AT HOME miễn phí

    Tổng kết: 

    Hy vọng qua bài viết này bạn đã có thể hiểu hơn về nguyên nhân và một số phương pháp chữa trị thích hợp. Nhìn chung, bệnh đau vai gáy cổ xuất phát từ việc hoạt động quá sức hoặc từ các bệnh lý có từ trước. Nếu chữa trị đúng và kịp thời thì sẽ khỏi bệnh theo thời gian. Ngược lại, nếu để tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khoẻ và tâm lý của bạn. 

    Xem thêm: 

    Tags: Kienthuc, Đau cổ vai gáy