Có thể bạn sẽ hứng thú muốn tìm hiểu nguyên lý của “Đồng hồ sinh học cơ thể”- một công cụ của Y học Cổ truyền Trung Quốc. Cụ thể, các cơ quan nội tạng trong cơ thể con người có hẳn một thời khoá biểu chặt chẽ để tự chăm sóc và điều tiết vào từng thời điểm nhất định trong ngày hoặc thường xuyên thấy mệt mỏi, uể oải thì đồng hồ sinh học này chính là công cụ đắc lực giúp bạn tìm hiểu những lý do đằng sau đang diễn ra nhằm điều tiết sinh hoạt cho phù hợp.
Theo đó, việc ăn uống, thói quen, sinh hoạt theo chu kỳ sinh học đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều chỉnh và xây dựng lối sống cân bằng và lành mạnh. Qua bài viết này, hãy cùng khám phá xem “chiếc đồng hồ sinh học” trong mỗi chúng ta ảnh hưởng thế nào đến mọi hoạt động sinh hoạt hằng ngày nhé.
Từ 5-7 giờ sáng: Ruột già thải độc cơ thể
Thời điểm vàng để chăm sóc bộ phận hệ tiêu hoá: ruột già và tá tràng. Sau khi thức dậy, hãy bổ sung cho cơ thể bằng 1 ly nước lọc và đi bộ đoạn ngắn hoặc tập thể dục nhẹ nhàng hoặc thiền định giúp cơ thể kích hoạt thải độc.
*Đăng ký tập EMS Training tại 25 FIT, nhận ưu đãi hoàn tiền 75%
Từ 7-9 giờ sáng: Dạ dày hấp thụ dinh dưỡng
Trải qua một đêm, mức năng lượng cơ thể và tốc độ trao đổi chất trở về trạng thái cũ, đó là lý do các chuyên gia khuyên bạn không nên bỏ qua bữa sáng để cơ thể không mất đi nguồn năng lượng cần thiết bắt đầu một ngày mới. Bạn có thể uống một ít trà hoặc cà phê để tỉnh táo. Mật ong, đậu phộng, cà rốt hoặc táo là những thực phẩm tốt cho dạ dày trong buổi sáng.
>>Sai lầm khi ăn sáng ảnh hưởng đến sức khoẻ
Từ 9-11 giờ sáng: Lá lách chuyển hoá năng lượng
Sau bữa sáng, bạn có đủ năng lượng để có đầy đủ dinh dưỡng cho ngày làm việc. Lá lách sẽ hấp thụ tốt nhất để chuyển hóa thức ăn thành năng lượng rồi truyền đến não bộ, ăn đúng giờ sẽ không có chất béo thừa nào gây tăng cân. Đồng thời, 10 giờ sáng là thời điểm mà não bộ hoạt động năng suất nhất và tăng cường trao đổi chất trong cơ thể.
Từ 11-13 giờ: Tim điều hoà và tuần hoàn máu
Tránh tập thể dục cường độ cao trong thời điểm này nếu không muốn làm ảnh hưởng xấu đến tim. Lúc này là thời gian ăn trưa, nghỉ ngơi và nuông chiều bản thân để tiếp thêm năng lượng sau buổi chiều.
Tuy nhiên để tránh bị đau dạ dày, thay vì ngủ trưa ngay sau khi ăn, bạn có thể đi bộ nhẹ nhàng vài phút và chợp mắt trong 1 tiếng. Thực sự rất cần thiết để tinh thần bạn giảm sự căng thẳng trong giai đoạn này.
Từ 13-15 giờ: Ruột non bài tiết và hấp thụ tốt nhất
Vào giữa trưa là thời gian dễ tiêu hoá, ruột non bắt đầu làm việc để phân phối chất dinh dưỡng được tiêu hoá đến các bộ phận liên quan. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trước bữa ăn trưa bạn có thể thực hiện vài động tác đá chân để kích hoạt ruột non hoạt động tốt hơn.
Từ 15-17 giờ: Bàng quang hoạt động mạnh cần uống nước nhiều hơn
Nhiều nghiên cứu chỉ ra thận chịu trách nhiệm kết nối trực tiếp với bàng quang cùng nhau đào thải các chất độc hại ra ngoài cơ thể qua nước tiểu. Do đó, để tận dụng quá trình thải độc diễn ra, bạn nên đặt báo thức nhắc nhở uống thật nhiều nước cũng như vận động một chút sau thời gian dài ngồi làm việc liên tục.
Từ 17-19 giờ: Tim và cơ bắp hoạt động hết công suất
Từ 5 giờ chiều trở đi, tim mạch và các cơ bắp hoạt động trở nên hiệu quả. Bạn có thể tận dụng tập thể thao trong khung giờ này để thanh lọc cơ thể tốt hơn.
Và đặc biệt đừng ăn tối trễ hơn sau khung giờ này. Theo một nghiên cứu từ Đại học Northwestern, ăn tối muộn sau 8 giờ tối sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sản sinh Insulin, hậu quả là các bệnh đau dạ dày và tăng cân khó kiểm soát, thậm chí còn ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Từ 21-23 giờ: Hệ miễn dịch đào thải chất độc và tăng cường trao đổi chất
Đồng hồ của tuyến giáp và tuyến thận bắt đầu hoạt động mạnh vào buổi tối. Lúc này, cơ thể bắt đầu chuyển sang trạng thái cân bằng nội tiết tố, tăng nhiệt độ cơ thể cũng như tăng tốc độ trao đổi chất. Tốt nhất bạn nên dừng xem các thiết bị điện tử, thay vào đó đọc sách và thư giãn đầu óc sau một ngày làm việc sẽ giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn.
Từ 23-5 giờ sáng hôm sau : Gan thải độc nên ngủ say
Không phải ngẫu nhiên mà nhiều chuyên gia khuyên bạn đi ngủ trước 23 giờ để đảm bảo hiệu suất của các bộ phận thải độc cơ thể: gan, túi mật, phổi. Nếu bạn tiếp tục ăn khuya hay ngủ muộn, lâu ngày sẽ tích tụ mỡ, khiến bạn tăng cân, béo bụng, da xấu và còn có thể đối mặt với nhiều nguy cơ về sức khoẻ như bệnh tim, đau dạ dày, ung thư.
Trong khoảng thời gian từ 3-5 giờ sáng, bạn nên dậy sớm tập thể dục buổi sáng trong thời gian này để tối đa hóa tiềm năng của cơ quan phổi.
Tổng kết
Đồng hồ sinh học giống như chiếc đồng báo thức sẽ “lên giờ” cho từng cơ quan làm từng việc theo từng thời điểm nhất định trong ngày để hoạt động tối ưu. Vì vậy đối với những người muốn giảm cân, chúng ta nên sắp xếp lịch cho các hoạt động thể chất, sinh hoạt, ăn uống và ngủ một cách khoa học.
Bằng cách hiểu được cách thức vận hành của đồng hồ sinh học trong cơ thể, bạn có thể tận dụng chức năng của từng cơ quan. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện điều quan trọng là phải đáp ứng đồng hồ sinh học để có một cuộc sống lành mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần, không có các biến chứng nguy hiểm gây tử vong.
Xem thêm: