<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=406065000349076&amp;ev=PageView&amp;noscript=1">
    ĐẶT HẸN

    Chia sẻ kiến thức công nghệ EMS Training, dinh dưỡng và các câu chuyện thành công của khách hàng

    Tính BMI cho bạn biết gì về cơ thể?

    By Yến Nhi

    Bạn có từng tự hỏi về tình trạng sức khỏe của mình? Bạn muốn biết liệu cân nặng của mình đã đạt mức lý tưởng hay chưa? Đó là khi chỉ số BMI (Body Mass Index) trở nên quan trọng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về BMI là gì, ý nghĩa của nó, cách tính BMI và chỉ số này sẽ cho bạn biết gì về cơ thể của mình.

    Định nghĩa BMI

    BMI là một thước đo sử dụng để đánh giá tình trạng cơ thể của một người dựa trên trọng lượng và chiều cao. 

    Công thức chính xác cho chỉ số BMI là: 

    BMI = Trọng lượng (kg) / (Chiều cao)^2 (m) 

    z4698350564624_9a0092362cd526d9621b3f06064acdd1

    Ý nghĩa của chỉ số BMI

    BMI chứa đựng những thông tin quan trọng về tình trạng sức khỏe của bạn. Điều này rất cần thiết giúp bạn nhận biết nguy cơ và xác định hướng tiếp cận phù hợp để duy trì hoặc cải thiện sức khỏe của bạn. Hãy cùng đi sâu vào ý nghĩa cụ thể của BMI trong từng trường hợp:

    1. Thiếu cân (BMI dưới 18.5):

    Báo hiệu nguy cơ suy dinh dưỡng: Khi bạn có BMI dưới 18.5, đó là dấu hiệu rõ ràng của việc bạn không cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Cơ thể sẽ thiếu năng lượng cùng các dưỡng chất cần thiết để hoạt động một cách hiệu quả, dẫn đến giảm sức đề kháng và nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe như suy dinh dưỡng.

    2. Bình thường (BMI từ 18.5 đến 24.9):

    Mức cân nặng lý tưởng cho sức khỏe: Khi BMI của bạn nằm trong khoảng từ 18.5 đến 24.9, bạn đang ở mức cân nặng được xem là lý tưởng cho sức khỏe. Đây là mức cân nặng mà người ta thường thấy ít nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, cao huyết áp, và bệnh tim mạch.

    Tại sao chỉ số BMI đóng vai trò quan trọng?

    CAM KẾT HIỆU QUẢ 90 NGÀY

    3. Thừa cân (BMI từ 25 đến 29.9):

    Nguy cơ mắc bệnh tăng lên, bao gồm tiểu đường và bệnh tim mạch: Khi chỉ số BMI đạt mức từ 25 đến 29.9, đồng nghĩa với việc bạn đang thuộc nhóm thừa cân. Điều này cho thấy cơ thể của bạn đang chịu áp lực thừa từ mỡ thừa, đặc biệt là mỡ bụng. Tình trạng thừa cân sẽ làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường loại 2, cao huyết áp và các vấn đề tim mạch.

    ĐĂNG KÝ TẬP THỬ MIỄN PHÍ

    4. Béo phì (BMI 30 trở lên):

    Tăng cao nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường, và nhiều vấn đề sức khỏe khác: Nếu bạn có BMI 30 trở lên, bạn được phân loại là béo phì. Đây là một mức cân nặng có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm nhất bao gồm bệnh tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường và máu nhiễm mỡ. Béo phì đòi hỏi can thiệp y tế và một lối sống lành mạnh để giảm nguy cơ và cải thiện sức khỏe.

    Tầm quan trọng của chỉ số BMI

    1. Đánh giá tình trạng cơ thể

    BMI giúp bạn đánh giá trạng thái cơ thể của mình dựa trên tỷ lệ giữa cân nặng và chiều cao. Khi biết được mình có cơ thể cân đối hay không, bạn có thể xác định được bản thân cần làm gì để cải thiện hoặc phát huy con số ấy. Một điều quan trọng hơn nữa là bạn có thể xác định liệu bản thân có mắc phải bệnh lý nào không.

    BMI có thể dự đoán nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến cân nặng như tiểu đường, cao huyết áp và bệnh tim mạch. Người có BMI cao hơn thường có nguy cơ mắc các bệnh này cao hơn.

    Làm gì sau khi biết chỉ số BMI của bản thân?

    1-Sep-17-2023-03-15-39-0533-PM

    BMI giúp bạn đánh giá trạng thái cơ thể của mình dựa trên tỷ lệ giữa cân nặng và chiều cao

    2. Theo dõi sự thay đổi 

    Bằng cách đo và lưu lại chỉ số BMI định kỳ, bạn có thể nhận biết xu hướng tăng cân hoặc giảm cân của bản thân. Điều này cho phép bạn đưa ra điều chỉnh cần thiết trong lối sống và chế độ ăn uống của mình.

    3. Lập kế hoạch dinh dưỡng và tập luyện 

    Dựa vào phân loại BMI, bạn có thể thiết lập mục tiêu cân nặng, xây dựng kế hoạch dinh dưỡng và tập luyện phù hợp. Ví dụ, nếu bạn có BMI cao, bạn có thể quyết định giảm cân để giảm nguy cơ bệnh lý, trong khi người có BMI thấp hơn có thể tập trung vào chế độ dinh dưỡng, lựa chọn các phương pháp tập có khả năng cải thiện quá trình trao đổi chất.

    CAM KẾT HIỆU QUẢ 90 NGÀY

    Tập gì để cải thiện chỉ số BMI?

    Để cải thiện chỉ số BMI của bạn, việc duy trì một lối sống lành mạnh là cực kỳ quan trọng. Một trong những phương pháp tập luyện hiệu quả mà bạn có thể trải nghiệm chính là EMS Training. Đây là hình thức tập luyện sử dụng xung điện kích thích toàn bộ các nhóm cơ. Phương pháp này giúp tăng cường sự co bóp cơ và đốt cháy năng lượng trong 25 phút tập, giúp bạn giảm cân và cải thiện chỉ số BMI. Đặc biệt, khi tập EMS Training tại 25 FIT, người tập sẽ được đo Inbody, đo điện cơ EMG miễn phí cùng các dịch vụ chăm sóc đi kèm. 

    EMS Training giúp gì trong việc duy trì chỉ số BMI lý tưởng?

    2-Sep-17-2023-03-15-38-6260-PM

    25 phút tập EMS Training tại 25 FIT sẽ giúp bạn giảm cân và cải thiện chỉ số BMI

    TẬP THỬ NGAY - ĐO INBODY MIỄN PHÍ

     

    Chỉ số BMI có thể giúp bạn nhận biết tình trạng sức khỏe của bản thân, dự đoán nguy cơ bệnh lý và thậm chí giúp bạn xác định mục tiêu cụ thể để cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên đây không phải là chỉ số duy nhất để đánh giá mà cần xem xét các yếu tố khác như cơ bắp và tỷ lệ mỡ cơ thể. Để duy trì một cơ thể khỏe mạnh, đừng quên theo dõi và đo lường BMI định kỳ, tập luyện đều đặn và duy trì chế độ ăn uống cân đối.

    Tags: EMS Training, Giảm cân, Giảm mỡ, 25 FIT, chỉ số BMI