<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=406065000349076&amp;ev=PageView&amp;noscript=1">
    ĐẶT HẸN

    Chia sẻ kiến thức công nghệ EMS Training, dinh dưỡng và các câu chuyện thành công của khách hàng

    Đường ăn kiêng: Lợi bất cập hại khi lạm dụng quá mức

    By Yến Nhi

    Đường ăn kiêng đang dần trở thành một lựa chọn phổ biến trong danh sách những nguyên liệu thay thế cho đường thông thường. Với hứa hẹn về việc giảm lượng calo và ảnh hưởng ít hơn đến mức đường trong máu, đường ăn kiêng đã thu hút sự quan tâm của những người muốn kiểm soát cân nặng và duy trì một lối sống lành mạnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng quá mức đường ăn kiêng có thể gây ra những hậu quả không ngờ đến sức khỏe.

    Đường ăn kiêng là gì?

    Đường ăn kiêng là một loại một loại chất tạo ngọt được sử dụng như một lựa chọn thay thế cho đường thông thường trong các chế độ ăn kiêng hoặc lối sống lành mạnh. Điểm khác biệt chính giữa đường ăn kiêng và đường thông thường là ở nguồn gốc và cách sản xuất.A

    Thay vì được chiết xuất từ mía đường, cỏ mật hoặc các nguồn đường tự nhiên khác, đường ăn kiêng thường được sản xuất từ các thành phần như erythritol, xylitol, stevia, monk fruit và các loại đường alcohol khác. Những thành phần này thường có hàm lượng calo thấp hoặc không có calo và không ảnh hưởng nhiều đến mức đường trong máu so với đường thông thường.

    Cơ thể sẽ ra sao khi cắt giảm lượng đường tiêu thụ?

    1-Nov-29-2023-07-31-30-4059-AM

    Đường ăn kiêng được sử dụng như một lựa chọn để giảm lượng calo tiêu thụ hoặc để kiểm soát đường huyết, đặc biệt là trong các chế độ ăn kiêng giảm cân hoặc cho người bị tiểu đường. Nó cũng được coi là một cách thay thế lành mạnh và ít calo hơn cho những người muốn giảm lượng đường tiêu thụ hàng ngày mà vẫn duy trì vị ngọt.

    Đường ăn kiêng khác gì với đường thông thường?

    Đường ăn kiêng thường được sản xuất từ các nguồn như erythritol, xylitol, stevia hoặc monk fruit thay vì từ mía đường hoặc cỏ mật. Các loại đường này thường có lượng calo ít hơn hoặc không có calo, cũng như không tác động đến mức đường trong máu. Sự khác biệt này làm cho chúng trở thành sự lựa chọn hấp dẫn cho những người muốn hạn chế lượng calo hàng ngày hoặc người bị tiểu đường.

    Các loại đường ăn kiêng phổ biến

    Các loại đường ăn kiêng nhân tạo đã được kiểm định và được phép sử dụng tại các nước Châu Âu bao gồm:

    • Đường Aspartame: Có độ ngọt gấp 200 lần đường (sucrose) và không chứa calo, không ảnh hưởng đến đường huyết sau khi tiêu thụ. Thích hợp cho thức ăn và nước uống.
    • Đường Advantame: Là chất ngọt nhân tạo không có calo, thường được sử dụng trong bánh kẹo, mứt và dược phẩm. Với vị ngọt gấp 20,000 lần so với đường, nó có vị ngọt kéo dài hơn Aspartame.
    • Đường Sucralose: Có vị ngọt gấp 600 lần đường, phù hợp để nấu nướng và làm nước giải khát.
    • Đường Neotame: Với độ ngọt gấp 13,000 lần đường và ít calo, đường này ổn định ở nhiệt độ cao, thích hợp để nấu ăn và làm bánh.
    • Đường Acesulfame Kali: Với vị ngọt gấp 200 lần so với đường, hoạt động ổn định ở nhiệt độ cao và môi trường axit, bazơ trung tính. Sử dụng rộng rãi trong bánh kẹo, nấu ăn và làm thức uống.
    • Đường Saccharin: Có vị ngọt lên đến 700 lần so với đường, không có calo. Thường được sử dụng trong thức uống, bánh kẹo, kem đánh răng và một số loại thuốc chữa bệnh.

    Đường ăn kiêng có ưu điểm gì nổi trội?

    Một trong những ưu điểm lớn của đường ăn kiêng là khả năng giảm lượng calo tiêu thụ. Việc này hỗ trợ việc giảm cân và kiểm soát cân nặng, đặc biệt là trong chế độ ăn kiêng giảm calo hoặc kiểm soát đường huyết. Ngoài ra, chúng ít gây ra tăng đường trong máu so với đường thông thường, phù hợp cho người bị tiểu đường.

    Bệnh tiểu đường thì nên ăn gì, kiêng gì?

    Sẽ ra sao khi lạm dụng quá mức đường ăn kiêng?

    Mặc dù có nhiều ưu điểm, tuy nhiên lạm dụng quá mức đường ăn kiêng cũng có thể gây ra những tác động không mong muốn. 

    Vấn đề về đường tiêu hóa

    Lạm dụng đường ăn kiêng có thể dẫn đến vấn đề về đường tiêu hóa do các loại đường này dễ gây khó tiêu hóa và không phải lúc nào cũng được cơ thể chuyển hóa dễ dàng. Một số loại đường nhân tạo cũng có thể tác động tiêu cực lên vi khuẩn đường ruột, gây rối loạn tiêu hóa hoặc tiêu chảy. Khả năng chuyển hóa và hấp thụ đa dạng của cơ thể cũng có thể khiến một số loại đường không được hấp thụ tốt, tạo ra vấn đề trong quá trình tiêu hóa.

    2-Nov-29-2023-07-31-30-5338-AM

    Tác động đến sức khỏe răng miệng

    Một số loại đường ăn kiêng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng do vi khuẩn trong miệng có thể sử dụng đường nhân tạo để sản xuất axit, gây hại đến men răng.

    Phản ứng phụ

    Một số người có thể phản ứng phụ sau khi tiêu thụ quá mức đường ăn kiêng, bao gồm đau bụng, khó chịu hoặc các triệu chứng khác liên quan đến tiêu hóa.

    3-Nov-29-2023-07-31-30-4138-AM

    Ngoài việc thay thế đường ăn kiêng trong chế độ ăn uống thì thói quen tập luyện cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì một lối sống lành mạnh. EMS Training - một phương pháp tập luyện hiệu quả cũng là một sự lựa chọn tuyệt vời. Phương pháp này sử dụng xung điện kích thích đa nhóm cơ, giúp tăng cường sức mạnh và sự linh hoạt, dẻo dai. Đồng thời 25 phút tập EMS Training còn giúp bạn tiết kiệm tối đa quỹ thời gian. Kết hợp giữa kiểm soát lượng đường tiêu thụ và tập luyện đều đặn không chỉ giúp kiểm soát cân nặng bền vững mà còn mang lại sự cân bằng cho sức khỏe.

    Vì sao người bệnh tiểu đường cần tập thể dục?

    Kết luận 

    Đôi khi cái gì nhiều quá cũng không tốt, và việc sử dụng đường ăn kiêng cũng vậy. Việc lạm dụng quá mức cũng có thể mang lại những tác động tiêu cực không mong muốn đến sức khỏe. Điều quan trọng là duy trì sự cân bằng trong chế độ ăn uống cân đối và lối sống hàng ngày.

    Tags: Dinh Dưỡng, EMS Training, 25 FIT, Kiến Thức