<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=406065000349076&amp;ev=PageView&amp;noscript=1">
    ĐẶT HẸN

    Chia sẻ kiến thức công nghệ EMS Training, dinh dưỡng và các câu chuyện thành công của khách hàng

    Quá trình trao đổi chất giúp giảm cân và 6 sai lầm bạn nên tránh

    By Trâm Nguyễn

    Giảm cân vốn không hề đơn giản, nếu muốn sở hữu vóc dáng khỏe đẹp, bạn cần phải lập một kế hoạch dinh dưỡng và luyện tập bài bản. Đồng thời, việc giữ cho cường độ trao đổi chất ở mức cao nhất thực sự rất có lợi trong quá trình giảm cân. 

    Nếu mắc phải những sai lầm phổ biến dưới đây sẽ cản trở đến kết quả cân nặng của bạn, thậm chí còn tàn phá sức khoẻ cơ thể vô cùng nghiêm trọng. 

    Vì sao quá trình trao đổi chất diễn ra kém hiệu quả? 

    vi-sao-qua-trinh-trao-doi-chat-giup-giam-can

    Trao đổi chất được mô tả là các quá trình hoá học diễn ra liên tục bên trong cơ thể để duy trì sự sống và thực hiện các hoạt động hằng ngày. Nói cách khác, đây được xem là quá trình cơ thể đốt calo, biến đổi thức ăn thành năng lượng. 

    Có nhiều yếu tố ảnh hưởng không thể kiểm soát như: tuổi tác, giới tính, di truyền,,… Trong đó, sai lầm trong lối sống và chế độ dinh dưỡng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng tăng cân trở lại trong tương lai. 

    Cùng 25 FIT điểm danh 6 sai lầm điển hình mà người giảm cân nên tránh:  

    1. Tiêu thụ quá ít calo 

    “Cắt giảm calo" (Calories deficit) là cụm từ rất phổ biến trong các bài nghiên cứu về giảm cân. Cụ thể, bạn có thể đạt được sự cắt giảm calo bằng cách ăn ít đi để giảm lượng calo nạp vào và tăng hoạt động thể chất lên để mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khoẻ tổng thể chứ không chỉ giảm cân. 

    Tuy nhiên, nếu cung cấp cho cơ thể mức calo ít hơn mức cần thiết, quá trình trao đổi chất sẽ chậm lại cũng như dễ mắc các bệnh lý, đặc biệt là các bệnh nhiễm khuẩn. Với đa số mọi người, mức thâm hụt hợp lý là khoảng 500 calo mỗi ngày để giảm cân lành mạnh và bền vững. 

    an-qua-it-calo-khien-ban-mac-benh-va-kho-giam-can

    2. Không tập thể dục, lười vận động

    Trong cuộc sống bận rộn, chúng ta có thói quen ngồi làm việc trong nhiều giờ, thậm chí hầu như không thực hiện bất kỳ bài tập nào. Vì vậy, nếu bạn muốn có sức khỏe tốt và vóc dáng cân đối, hãy cố gắng vận động để đốt cháy nhiều calo hơn bù cho thời gian thụ động. 

    Nếu bạn không có quá nhiều thời gian để đến phòng tập, hãy thử các hoạt động sinh nhiệt (Non-exercise activity thermogenesis - NEAT) như đứng lên, dọn nhà hay đi thang bộ có thể đốt đến 2000 calories mỗi ngày, ngăn chặn tình trạng trao đổi chất giảm xuống quá thấp. 

    Xem thêm:

    Top 9 công việc nhà giúp bạn đốt nhiều calo

    luoi-van-dong-gay-tich-mo-va-giam-trao-doi-chat-trong-co-the

    3. Không ăn đủ Protein 


    Những thực phẩm giàu protein đóng vai trò cực kỳ quan trọng cho sức khỏe của bạn. Chất đạm được chứng minh giúp duy trì sức mạnh cơ bắp, giữ cho trạng thái no lâu hơn và tiêu hoá ổn định. Bổ sung các loại thức ăn giàu hàm lượng protein có thể gia tăng cường độ trao đổi chất của cơ thể lên đến khoảng 15-30%, so với 10% từ carbs và 0-3% từ chất béo.

    Đối với người trưởng thành, lượng protein được khuyến nghị mỗi ngày nên là 0,8 gam/1kg cân nặng.Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều người trong giai đoạn giảm cân thường cắt giảm “khẩu phần” protein trong các bữa ăn. Và điều này có thể dẫn đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe. 

    thuc-pham-giau-protein-rat-can-thiet-de-thuc-day-trao-doi-chat

    Xem thêm:

    Thực phẩm không phải từ thịt nhưng giàu protein 

    Top 7 loại trái cây bổ sung nhiều protein 

    4. Sử dụng nhiều đồ uống có đường 


    Đồ uống có đường gây ra nhiều bất lợi cho sức khỏe, đặc biệt là ảnh hướng đến cân nặng và các bệnh liên quan, bao gồm kháng insulin, tiểu đường và béo phì. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra nạp nhiều đồ uống có đường fructose làm giảm tỷ lệ trao đổi chất cũng như lưu trữ chất béo ở bụng và gan.

    do-uong-co-duong-hai-cho-suc-khoe-va-gay-beo-phi

    5. Uống không đủ nước 


    Được xem là một trong những nguyên nhân phổ biến làm chậm quá trình trao đổi chất. Khoa học chứng minh, cứ 0,5 lít nước lọc sẽ giúp tăng tỷ lệ này lên 10-30% trong thời gian 1 tiếng nghỉ ngơi. Bên cạnh nước lọc, bạn có thể bổ sung nước từ thực phẩm tự nhiên như dưa hấu, dưa leo, cà chua,… để giữ cho cơ thể luôn đủ nước. 

    bo-sung-du-nuoc-cho-co-the-giup-day-nhanh-qua-trinh-dot-calo

    6. Thức khuya 

    Ngủ nhiều, dậy trễ hay thức khuya có tác hại rất nghiêm trọng đến sức khoẻ. Vì vậy, nếu không muốn tăng cân và mắc các nguy cơ mắc bệnh như tim mạch, tiểu đường và trầm cảm, bạn cần thay đổi lại đồng hồ sinh học của mình càng sớm. 

    Thiếu ngủ kéo dài kết hợp với rối loạn đồng hồ sinh học sẽ làm mức tỷ lệ trao đổi chất giảm đáng kể, dẫn đến hàm lượng đường trong máu và insulin tăng cao gây ra nguy cơ béo phì loại 2. Điều này cũng giải thích lý do vì sao thức khuya gia tăng tỷ lệ hormone gây đói bụng và sẽ phá hỏng mọi nỗ lực giảm cân của bạn. 

    thieu-ngu-gay-ra-tinh-trang-nghiem-trong-doi-voi-suc-khoe-va-tang-can

    Tổng kết 

    Tóm lại, có nhiều yếu tố tác động đến sự trao đổi chất trong cơ thể tuy nhiên đừng để chúng kiểm soát kết quả của bạn. Để sở hữu sức khoẻ lành mạnh và cân nặng lý tưởng, hãy dành thêm thời gian suy nghĩ về những thói quen xấu và cố gắng tìm cách thay đổi chúng. Nếu bạn làm được, 25 FIT tin việc giảm cân sẽ không còn quá khó khăn. 

    dua-ra-giai-phap-de-thay-doi-va-ngan-chan-tinh-trang-trao-doi-chat-giup-giam-can-thanh-cong

     

     

    Tags: Kinh Nghiệm, Dinh Dưỡng, Kienthuc