<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=406065000349076&amp;ev=PageView&amp;noscript=1">
    ĐẶT HẸN

    Chia sẻ kiến thức công nghệ EMS Training, dinh dưỡng và các câu chuyện thành công của khách hàng

    Tech Neck là gì? Phòng ngừa Tech Neck mùa Covid-19 với 4 bí quyết đơn giản

    By Đức Nguyễn

    Hội chứng Tech Neck là gì?

    Tech Neck là tên gọi của một hội chứng đau cổ, vai gáy ở những người có thói quen xem điện thoại, làm việc với máy tính. Đây là hệ quả của việc cổ của bạn bị sai tư thế: cúi hoặc gập xuống trong một thời gian dài, tạo áp lực rất lớn cho cổ. Nếu kéo dài tình trạng này, nguy cơ mắc phải thoái hóa đốt sống cổ là rất cao.

    tech-neck-la-gi

    Ở mùa dịch, nhu cầu sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính càng nhiều hơn. Dù cho bạn làm việc tại nhà (work from home), gọi video trực tiếp cho bạn bè, người thân,...nguy cơ bạn đang gặp phải hội chứng này là rất lớn.

    “Tech Neck là hệ quả từ việc chúng ta vô thức nhìn vào màn hình. Ở tư thế này, cằm của bạn hướng về phía trước, vai vòng về phía trước và cổ thường gập xuống để nhìn vào điện thoại, bàn phím hoặc máy tính trong một khoảng thời gian dài ”, Matthew Cooper, DC, CCSP, chuyên gia nắn khớp xương và người sáng lập và Giám đốc điều hành của USA Sports Therapy chia sẻ. 

    Triệu chứng thường thấy của Tech Neck?

    Nếu mắc phải hội chứng Tech Neck, bạn có thể nhận thấy các triệu chứng như: đau, căng cứng cổ và lưng trên, đau đầu, đau vai cục bộ, đau co thắt cơ bắp. 

    cui-dau-khi-su-dung-dien-thoai-la-nguyen-nhan-gay-tech-neck

    Trong vài trường hợp nghiêm trọng, bạn có thể bị tê cánh tay vì dây thần kinh bị chèn ép ở cổ.

    Cách phòng ngừa Tech Neck

    Kể từ khi đại dịch xảy ra, số lượng người bị các triệu chứng liên quan đến Tech Neck ngày càng tăng. Vì vậy, hội chứng này cần phải được quan tâm đúng đắn. Nhiều người trong số chúng ta chưa nhận thức về việc ngồi sai tư thế, hoặc có hành động đúng đắn cho đến khi các cơn đau xuất hiện. Có thể mất vài tháng để nhận thấy các triệu chứng, tuy nhiên, việc gia tăng tần suất sử dụng các thiết bị điện tử có thể hình thành thói quen xấu, rất rủi ro cho sức khỏe của bạn.

     Để phòng ngừa và giảm thiểu nguy cơ mắc phải Tech Neck, bạn hãy tham khảo các bí quyết dưới đây:

    Sắp xếp lại khu vực làm việc, thư giãn

    Hãy setup góc làm việc với màn hình máy tính đặt ngang tầm mắt. Tránh để màn hình quá thấp hoặc quá cao. Bên cạnh đó, cũng chú ý tới việc sắp xếp bàn ghế sofa - những nơi bạn có nhu cầu giải trí sao cho tư thế ngồi luôn chuẩn và thoải mái khi sử dụng các thiết bị như điện thoại.

    Điều chỉnh tư thế ngồi

    Bạn cần chú ý ngồi thẳng lưng, tránh đưa vai và cổ về phía trước quá nhiều. Bên cạnh nó, hãy chọn các mẫu ghế có tựa đầu. Điều này sẽ giúp cổ và phần đầu được thư giãn, giảm áp lực. 

    Không ngồi làm việc quá lâu

    Sau mỗi 30 phút hoặc 1 tiếng làm việc, bạn nên đứng dậy nghỉ ngơi giây lát. Việc vận động trong những “quãng nghỉ” này còn giúp bạn tránh các vấn đề về đau lưng, máu lưu thông tốt hơn. 

    Thường xuyên vận động và vươn vai rất có lợi cho cơ thể. Nó giữ cho máu lưu thông và ngăn ngừa nguy cơ cứng khớp. Nếu bạn để cổ ở một tư thế quá lâu, bạn có thể bị đau và khó chịu. Và nếu không được khắc phục kịp thời, sau một thời gian, bạn có thể gặp phải nhiều vấn đề nghiêm trọng đến sức khỏe”, bác sĩ Cooper cho biết.

    van-dong-keo-gian-co-de-phong-ngua-tech-neck

    Tập thể dục, thực hiện các bài tập giãn cơ

    Tech Neck gây ra sự mất cân bằng cho nhóm cơ ở cổ. Thực hiện các bài tập yoga, kéo giãn cơ là một cách phòng ngừa Tech Neck rất tốt. Theo đó, bác sĩ Cooper cũng giới thiệu một bài tập phòng ngừa Tech Neck rất tốt mang tên Brugger. 

    Các bước để thực hiện động tác này:

    • Ngồi thẳng ở cuối ghế, hai tay duỗi thẳng ra phía sau cơ thể. 
    • Ép chặt hai bả vai lại với nhau, lòng bàn tay hướng lên và hóp cằm để đầu vươn ra cơ thể. 
    • Giữ tư thế này trong 30 giây/lần, đồng thời hít thở sâu. Sau đó lặp lại ba đến bốn lần.

    Xem thêm:

    Ở nhà mùa dịch - Những thói quen có lợi cho sức khỏe

    Những rủi ro cho sức khỏe khi bạn lười vận động ở nhà

    Tags: Phong Cách, Kienthuc