Sự xuất hiện của hiện tượng đau lưng là một vấn đề phổ biến mà rất nhiều bà mẹ sau sinh phải đối mặt. Dù đã trải qua niềm hạnh phúc khi chào đón một thành viên mới, nhưng thực tế là những thay đổi trong thể trạng và sức khỏe sau quá trình mang thai và sinh con vẫn gây ra những cảm giác không thoải mái. Vậy những nguyên nhân nào có thể dẫn đến tình trạng đau lưng này? Cùng 25 FIT tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Nguyên nhân gây đau lưng sau sinh
Gây tê ngoài màng cứng
Sau khi sinh, nguy cơ mẹ bỉm bị đau lưng tăng lên do một số yếu tố, trong đó gây tê ngoài màng cứng (hay gây tê tủy sống) là một nguyên nhân nổi cộm. Đây là quá trình được thực hiện trong thủ thuật gây tê tại một số bệnh viện trước khi sinh.
Gây tê màng cứng thường được thực hiện bằng cách tiêm thuốc gây tê vào khoảng không gian xung quanh tủy sống trong cột sống. Mục tiêu của việc này là giảm đau trong quá trình mổ hoặc sinh con. Tuy nhiên, quá trình này có thể làm thay đổi tạm thời cấu trúc cột sống và các mô mềm xung quanh. Điều này có thể dẫn đến tình trạng tạm thời suy yếu cơ bắp và gây áp lực lên các khớp và cột sống, làm tăng nguy cơ bị đau lưng sau khi tác động của gây tê kết thúc.
Người đau lưng thì nên ăn gì và kiêng gì?
Tăng cân
Xuyên suốt một thai kỳ khỏe mạnh, trung bình mẹ bỉm thường tăng khoảng 11-16 kg trong thai kỳ. Khi đó cơ thể phải chịu thêm tải trọng, điều này tác động lên hệ thống cơ và xương trong cơ thể, đặc biệt là vùng lưng. Ngoài việc chịu áp lực tải trọng của chính mình còn phải hỗ trợ trọng lượng khối tử cung – em bé khi mang thai gây áp lực lên các mạch máu và dây thần kinh ở khung xương chậu, lưng và vùng xương cùng cụt. Điều này làm tiền đề cho hiện tượng đau lưng về sau.
Thay đổi hormone
Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ trải qua một loạt thay đổi hormone để trạng thái cơ thể từ thai kỳ trở về trạng thái bình thường. Đáng kể đến chính là hormone relaxin - một loại hormone cho phép vùng xương chậu được thư giãn và các khớp trở nên lỏng lẻo hơn để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Hormone này có thể giúp các dây chằng hỗ trợ cột sống nới lỏng, dẫn đến mất ổn định trục cột sống. Hiện tượng này gây tăng nguy cơ viêm khớp và dây chằng. Loại hormone này vẫn ở mức cao sau khi sinh em bé khoảng 3 – 4 tháng, sau khi về mức bình thường thì hiện tượng đau lưng của bà mẹ mới giảm đi.
Giãn dây chằng
Những thay đổi nội tiết tố trong suốt giai đoạn mang thai góp phần làm nới lỏng các khớp và dây chằng kết nối giữa xương chậu và cột sống. Kết quả là, mẹ bầu có thể cảm thấy đau đớn khi thực hiện những hoạt động như đi lại, đứng lâu, ngồi trong thời gian dài, cúi ngửa hoặc nâng vật nặng. Những thay đổi này không biến mất ngay sau khi sinh, mà tiếp tục ảnh hưởng trong thời gian sau này. Do đó, cảm giác đau lưng vẫn tồn tại cho đến khi các cơ bắp khôi phục lại sức mạnh và sự đàn hồi, và các khớp cũng trở nên linh hoạt hơn. Quá trình sinh con mệt mỏi và căng thẳng kéo dài yêu cầu các cơ bắp hoạt động ở mức độ tối đa, trong khi một số cơ khác có thể không được sử dụng quá nhiều, dẫn đến việc gây đau lưng trong khoảng thời gian sau sinh.
Thiếu canxi, loãng xương
Trong quá trình mang thai và sau khi sinh, nhu cầu canxi của cơ thể tăng lên để hỗ trợ sự phát triển xương của thai nhi và duy trì sức khỏe của mẹ. Nếu mẹ không đảm bảo cung cấp đủ lượng canxi thông qua chế độ ăn uống hoặc không thể hấp thụ canxi một cách hiệu quả, có thể dẫn đến thiếu canxi và loãng xương. Khi xương trở nên yếu, khả năng chịu đựng và hỗ trợ trọng lượng của chúng giảm đi, làm cho mẹ có thể cảm thấy đau lưng và khó khăn khi thực hiện các hoạt động hàng ngày như nâng vật nặng hoặc duy trì tư thế đứng lâu.
Chăm con sai tư thế
Cách mẹ bỉm đặt tư thế khi cho con bú, thay tã hay vận động trong các hoạt động chăm sóc con cũng ảnh hưởng lớn đến đau lưng sau sinh. Những tư thế không đúng có thể tạo áp lực lớn lên cột sống và cơ bắp, gây ra căng thẳng và đau đớn.
Vận động không hợp lý
Việc mẹ bỉm thường xuyên phải mang nặng, đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu trong giai đoạn sau sinh có thể tạo ra áp lực quá lớn lên lưng, gây ra tình trạng mệt mỏi và đau đớn.
Tình trạng đau lưng sau sinh kéo dài bao lâu?
Theo thống kê, có đến khoảng 50% phụ nữ sau sinh gặp phải tình trạng đau lưng, có người chỉ kéo dài khoảng 1 - 2 tháng song có người bị đau dai dẳng trong nhiều năm.
Tác động của đau lưng sau sinh
Sức khỏe tinh thần: Đau lưng sau sinh có thể ảnh hưởng lớn đến tâm trạng và sức khỏe tinh thần của mẹ bỉm. Cảm giác đau đớn liên tục có thể gây ra sự mệt mỏi và căng thẳng, ảnh hưởng đến tinh thần lạc quan và khả năng tập trung.
Hạn chế vận động: Mẹ bỉm khó có thể vận động tự do và thực hiện các hoạt động hàng ngày nhưng lại cần thiết trong việc chăm sóc con. Khả năng vận động hạn chế ảnh hưởng đến việc nuôi con, thay tã, nâng đỡ con nhỏ, và có thể dẫn đến sự mất tự tin trong việc chăm sóc con.
Về cơ bản, đau lưng sau sinh không phải là tình trạng hiếm gặp. Tuy nhiên không vì vậy mà các mẹ có thể lơ là vì về lâu dài sẽ khiến cho cơ thể chị em phụ nữ đau nhức, gây khó chịu và bất tiện trong các hoạt động thường ngày. Nguyên nhân thì đã rõ, vậy giải pháp nào có thể giúp giảm thiểu tình trạng này?
Làm sao để “giải phóng” cơn đau lưng của mẹ bỉm?