<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=406065000349076&amp;ev=PageView&amp;noscript=1">
    ĐẶT HẸN

    Chia sẻ kiến thức công nghệ EMS Training, dinh dưỡng và các câu chuyện thành công của khách hàng

    Ăn cà rốt có tác dụng gì cho sức khỏe?

    By Đức Nguyễn

    Là một loại rau củ quen thuộc trong bếp ăn của các gia đình nhưng có bao giờ bạn thắc mắc nguồn gốc và thành phần dinh dưỡng của cà rốt? 

    Hôm nay, hãy cùng 25 FIT tìm hiểu những bí mật từ loại củ đặc biệt này nhé.

    Có thể bạn chưa biết, cà rốt là loại rau củ được trồng lần đầu tiên ở Afghanistan vào khoảng năm 900 sau Công nguyên. Mặc dù chúng ta hay biết đến cà rốt với màu cam, nhưng thực ra ban đầu, chúng có màu tím hoặc vàng. Cà rốt cũng có loại có màu đỏ và trắng. Cà rốt màu cam mà chúng ta hay thấy phổ biến hiện này được phát triển ở Trung Âu vào khoảng thế kỷ 15 hoặc 16.

    Cà rốt được xem là loại rau củ đa năng và có mùi vị hơi khác nhau tùy thuộc vào màu sắc, kích thước và nơi nó được trồng. Đường trong cà rốt mang lại cho chúng một hương vị hơi ngọt, nhưng chúng cũng có thể có vị chua hoặc đắng.

    ca-rot-co-nhieu-mau-sac-khac-nhau

    Giá trị dinh dưỡng trong 1 củ cà rốt

    Nước là thành phần cao nhất trong cà rốt. Hàm lượng nước của cà rốt dao động từ 86 - 95%, còn lại là carbs, rất ít chất béo và protein.

    Chi tiết thành phần dinh dưỡng cho khoảng 2 củ cà rốt có kích thước nhỏ (100 gram) là:

    • Lượng calo: 41
    • Nước: 88%
    • Chất đạm: 0,9 gam
    • Carb: 9,6 gam
    • Đường: 4,7 gam
    • Chất xơ: 2,8 gam
    • Chất béo: 0,2 gam

    Bên cạnh các thành phần kể trên, cà rốt còn là một nguồn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là biotin, kali và vitamin A (từ beta carotene), K1 (phylloquinone) và B6. Đây đều là các khoáng chất cực kỳ tốt cho sức khỏe mà 25 FIT sẽ trình bày ở dưới.

    Đặc biệt. cà rốt cũng sở hữu nhiều hợp chất thực vật, bao gồm: Beta carotene, Alpha-carotene, Lutein, Lycopene, Polyacetylenes, Anthocyanins. Đây là những chất có hoạt tính chống oxy hóa mạnh mẽ có liên quan đến việc cải thiện chức năng miễn dịch và giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh, bao gồm bệnh tim, các bệnh thoái hóa khác nhau và một số loại ung thư.

    Ăn cà rốt có tác dụng gì?

    Cà rốt có nhiều chất chống oxy hóa và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dưới đây là những điểm nổi bật:

    Nâng cao sức khỏe của mắt

    ca-rot-chua-carb-chat-xo-tot-cho-tieu-hoa

    Đây có lẽ là siêu năng lực của cà rốt được biết đến nhiều nhất. Nhờ giàu beta-carotene, một hợp chất mà cơ thể bạn chuyển hóa thành vitamin A, ăn cà rốt sẽ giúp giữ cho đôi mắt của bạn khỏe mạnh. Beta-carotene còn bảo vệ đôi mắt của bạn khỏi ánh nắng mặt trời và giảm nguy cơ bị đục thủy tinh thể và các vấn đề về mắt khác.

    Một loại cà rốt khác là cà rốt vàng có chứa lutein, chất này cũng rất tốt cho mắt của bạn. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nó có thể giúp điều trị hoặc ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng do tuổi tác, nguyên nhân hàng đầu gây mất thị lực ở Hoa Kỳ.

    Giảm nguy cơ ung thư

    Chất chống oxy hóa đã được chứng minh là có khả năng chống lại các gốc tự do có hại trong cơ thể, và điều đó có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư hơn. Cà rốt có 2 loại hoạt chất chống oxy hóa chính là carotenoid và anthocyanins. Carotenoids tạo cho cà rốt có màu vàng cam, trong khi anthocyanins chịu trách nhiệm tạo ra màu đỏ và tím.

    Cải thiện tim mạch

    Bên cạnh ngăn ngừa ung thư, các chất chống oxy hóa đó cũng tốt cho tim mạch. Ngoài ra, nếu lượng kali trong cà rốt có thể giúp kiểm soát huyết áp, thì với chất xơ, chúng có thể giúp bạn duy trì cân nặng hợp lý và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

    ca-rot-chua-nhieu-chat-chong-oxy-hoa-ngan-ngua-ung-thu

    Tăng cường hệ thống miễn dịch 

    Vitamin C trong cà rốt giúp cơ thể bạn xây dựng các kháng thể bảo vệ hệ thống miễn dịch của bạn. Vitamin C cũng giúp cơ thể bạn hấp thụ và sử dụng sắt và ngăn ngừa nhiễm trùng.

    >>Ăn ngay các thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch

    Điều trị táo bón 

    Nếu bạn gặp khó khăn khi đi vệ sinh, hãy thử nhai một ít cà rốt sống. Với hàm lượng chất xơ cao, chúng có thể giúp giảm táo bón và giữ cho việc đi ngoài trở nên dễ dàng hơn.

    Kiểm soát bệnh tiểu đường 

    Những người mắc bệnh tiểu đường nên ăn nhiều rau không chứa tinh bột, bao gồm cả cà rốt. Chất xơ trong cà rốt có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Có bằng chứng cho thấy vitamin A và beta-carotene trong cà rốt còn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường của bạn.

    Tốt cho xương

    Cà rốt có canxi và vitamin K, cả hai đều quan trọng đối với sức khỏe của xương, ngăn ngừa loãng xương.

    Ăn nhiều cà rốt có tốt không?

    ca-rot-cung-la-mot-thuc-pham-de-giam-can

    Bất kỳ loại thực phẩm nào cũng vậy, bạn nên ăn với một lượng được kiểm soát và vừa phải. Nếu bạn ăn quá nhiều beta-carotene trong cà rốt, nó có thể khiến da bạn chuyển sang màu vàng cam. Tình trạng này được gọi là carotenemia

    Nhìn chung, tình trạng này tương đối vô hại và thường có thể điều trị được. Nhưng trong một số trường hợp nghiêm trọng, nó có thể ngăn không cho vitamin A hoạt động và ảnh hưởng đến thị lực, xương, da, sự trao đổi chất hoặc hệ thống miễn dịch của bạn.

    Quá nhiều beta-carotene cũng có thể gây ra vấn đề cho những người không thể chuyển hóa thành vitamin A, chẳng hạn như những người bị suy giáp.

    Một số người còn gặp tình trạng ngứa miệng khi ăn cà rốt, đặc biệt là cà rốt sống. Đó gọi là hội chứng dị ứng miệng. Tình trạng này không có xu hướng xảy ra nếu cà rốt được nấu chín.

    Tổng kết

    Nếu bạn đang cố gắng giảm cân, cà rốt cũng là một thực phẩm nên có trong các thực đơn ăn uống hàng ngày nhờ lượng chất xơ và calo thấp. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn các thông tin thú vị liên quan đến cà rốt. Chúc bạn có một lộ trình tập luyện và ăn uống khoa học, sớm đạt mục tiêu bản thân nhé.

    Xem thêm:

    Cà chua tốt cho sức khỏe ra sao?

    6 lợi ích bất ngờ của dưa leo đối với sức khỏe

    Tags: Dinh Dưỡng, Kienthuc