Hiệu ứng YOYO, đằng sau những nỗ lực giảm cân nhanh chóng và đột ngột, hiệu ứng này mang theo những hậu quả không ngờ, đôi khi còn nhiều hại hơn cả việc giữ nguyên trạng thái thừa cân. Cùng 25 FIT tìm hiểu kỹ hơn hiệu ứng YOYO là gì và tại sao lại bị xem là có hại hơn cả thừa cân.
Hiệu ứng YOYO là gì?
Hiệu ứng YOYO là hiện tượng giảm cân một cách nhanh chóng thông qua các chế độ ăn kiêng khắt khe hoặc các phương pháp giảm cân đột ngột, sau đó thèm ăn trở lại và thậm chí làm tăng khả năng tích mỡ, tăng cân sau khi kết thúc chu kỳ giảm cân. Tình trạng này thường xảy ra khi cơ thể trải qua giai đoạn giảm cân đột ngột và phản ứng ngược bằng cách tăng cường lưu trữ mỡ khi chế độ ăn trở lại bình thường.
Giảm calo hay giảm cân? Đâu mới là cái cần được ưu tiên
Tác hại khôn lường của hiệu ứng YOYO
Tăng cảm giác thèm ăn
Hiệu ứng YOYO thường dẫn đến tăng cảm giác thèm ăn do nhiều yếu tố. Cơ thể thay đổi sản xuất hormone như leptin làm giảm cảm giác no và tăng ghrelin - hormone tăng cảm giác đói. Những biến động này làm tăng cảm giác thèm ăn và khó kiểm soát, đặt người giảm cân vào nguy cơ tăng cân nhanh chóng khi trở lại chế độ ăn bình thường. Một nghiên cứu trên những người trưởng thành đã cho thấy kết quả là họ sẽ tăng cân lại sau 28 ngày giảm cân.
5 tác hại khó lường từ thói quen nhịn ăn không khoa học
Mất cơ
Khi quá trình giảm cân diễn ra đột ngột và nhanh chóng, cơ thể có xu hướng sử dụng cả mỡ và cơ để cung cấp năng lượng. Điều này làm giảm đáng kể phần sức mạnh của cơ, đặt ra rủi ro mất khối lượng cơ. Khi chế độ ăn kiêng kết thúc và cân nặng tăng trở lại, cơ thể thường dựa vào việc phục hồi mỡ thay vì khôi phục cơ bị mất. Mất cơ không chỉ ảnh hưởng đến thể chất mà còn gây ra những vấn đề về sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Tăng tỷ lệ mỡ
Trong một số nghiên cứu, hiệu ứng YOYO có thể làm tăng tỷ lệ mỡ trong cơ thể. Khi chế độ giảm cân kết thúc và cơ thể trở lại chế độ ăn bình thường, nó thường dựa vào việc tái tạo mỡ thay vì khôi phục cơ. Từ đó dẫn đến tăng tỷ lệ mỡ, đặc biệt là mỡ bụng, do một phần cơ thể cảm thấy cần dự trữ mỡ để đối mặt với bất kỳ "tín hiệu đói bụng" tiềm ẩn nào sau giảm cân.
Hành trình giảm 35kg đáng nể của chàng trai U30
Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Trong quá trình giảm cân, sự biến đổi đột ngột của chế độ ăn và lượng calo tiêu thụ gây ảnh hưởng đến cách cơ thể kiểm soát chỉ số đường huyết và giảm mức insulin, một yếu tố đóng góp vào nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Hiệu ứng yoyo có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Tăng huyết áp
Chu kỳ giảm cân và tăng cân đột ngột làm thay đổi hệ thống mạch máu, cơ thể tăng cường sản xuất hormone căng thẳng như cortisol. Cảm giác căng thẳng có thể làm tăng huyết áp, đặt áp lực lên hệ thống tim mạch và mạch máu. Sự không ổn định trong trạng thái cân nặng và cơ thể không ổn định về mặt năng lượng cũng góp phần vào tình trạng tăng huyết áp.
Dễ nản, mất kiên trì
Sau đoạn thời gian ăn kiêng khốc liệt nhưng hành trình giảm cân vẫn thất bại vì hiệu ứng YOYO khiến đặt bạn rơi vào tình trạng thất vọng và lo lắng. Việc thất bại trong việc duy trì một chế độ ăn uống hoặc lối sống lành mạnh có thể tạo ra tâm trạng tiêu cực và làm mất đi động lực để tiếp tục nỗ lực. Mất tự tin về vóc dáng của bản thân. Điều này làm tăng khả năng quay trở lại các thói quen ăn uống không lành mạnh.
Giảm cân không chỉ là việc đo lường bằng con số trên cân mà là cách chúng ta quản lý cân nặng một cách bền vững. Vì vậy, hãy tìm kiếm sự cân bằng và bắt đầu từ những thay đổi nhỏ. Đó mới thực sự là chìa khóa để giảm cân và thoát khỏi hiệu ứng YOYO, hướng đến một sức khỏe toàn diện và lâu dài.