<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=406065000349076&amp;ev=PageView&amp;noscript=1">
    ĐẶT HẸN

    Chia sẻ kiến thức công nghệ EMS Training, dinh dưỡng và các câu chuyện thành công của khách hàng

    Coi chừng, kiệt sức! Dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn bị burn-out

    By Đức Nguyễn

    Một ngày nào đó bạn bỗng cảm thấy kiệt sức và mệt mỏi. Thay vì bỏ qua, bạn nên lắng nghe cơ thể nhiều hơn. Có lẽ một hội chứng kiệt sức đang phát triển và ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Nắm bắt được các dấu hiệu có thể giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ này.

    Kiệt sức kéo dài

    Sự nghiệp, gia đình, căng thẳng trong công việc và hầu như không có thời gian rảnh - có lẽ ai cũng từng bị căng thẳng hoặc quá tải với một tình huống nào đó. Nhưng nếu tình trạng kéo dài và sức khỏe bị ảnh hưởng thì nên bạn thận trọng. Bởi vì không có gì lạ khi hội chứng kiệt sức (burn-out) sẽ xuất hiện đằng sau tình trạng kiệt sức kéo dài.

    Mất ngủ

    mat-ngu

    Đặc biệt trong giai đoạn đầu, những người căng thẳng thường bị thiếu ngủ. Một vòng luẩn quẩn bắt đầu, vì những đêm mất ngủ và sự bồn chồn bên trong có thể dẫn đến rối loạn giấc ngủ thực sự và khiến bạn gặp ác mộng. Nếu có các triệu chứng khác, bạn nên cảnh giác.

    Đau đầu

    Mặc dù thực tế không có triệu chứng kiệt sức tiêu chuẩn, nhưng một số tín hiệu cảnh báo của cơ thể có thể cho thấy tình trạng kiệt sức bệnh lý. Trong đó, thường gặp nhất là bị đau đầu và căng cơ trong thời gian dài hơn mà không rõ nguyên nhân.

    Chóng mặt

    chong-mat

    Chóng mặt đột ngột, các vấn đề về tuần hoàn và rối loạn thăng bằng xuất hiện không rõ nguyên nhân hoặc ngày càng tăng trong các tình huống căng thẳng. Nếu thường xuyên gặp tình trạng này, hãy dè chừng bạn nhé.

    Suy giảm hiệu suất công việc

    Công việc hàng ngày của bạn đang trở nên quá sức và bạn không biết phải làm như thế nào? Sự tập trung ngày càng suy yếu, bạn không còn có thể hoạt động tốt như mong đợi, và thậm chí vào cuối tuần hoặc ngày lễ, bạn cũng cảm thấy khó khăn khi tắt máy.

    Tim đập nhanh

    Thời hạn sắp đến, một dự án mới đang đẩy bạn đến giới hạn của mình, bạn đã cố gắng hết sức: tim đập loạn xạ, tay run và áp lực liên tục. Nếu những khoảnh khắc căng thẳng như vậy vẫn tiếp diễn ngay cả sau thời gian thư giãn, có thể cơ thể bạn đang gửi những tín hiệu rõ ràng về tình trạng quá tải.

    Gặp vấn đề về tiêu hóa

    gap-van-de-tieu-hoa

    Bạn bị buồn nôn, đau bụng và tiêu chảy mà bác sĩ không tìm ra nguyên nhân hữu cơ? Khi đó, căng thẳng liên tục có thể ập đến trong bụng bạn. Thường xuyên bị cảm và dễ bị nhiễm trùng cũng là một phản ứng phòng vệ của cơ thể mà bạn không nên bỏ qua.

    Bơ phờ

    Đối với nhiều người, thể thao và thư giãn giúp cân bằng tốt những căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, nếu ngay cả những sở thích không còn thú vị và tâm trạng chán nản không cải thiện, hội chứng kiệt sức có thể sắp xảy ra.

    met-moi-khong-ro-nguyen-nha

    Điều trị như thế nào?

    Đừng sợ trị liệu: Nhiều người không coi trọng các dấu hiệu cảnh báo và né tránh việc chăm sóc tâm lý. Tuy nhiên, nếu được phát hiện kịp thời, tình trạng kiệt sức có thể được chống lại ngay từ những dấu hiệu đầu tiên bằng một phương pháp điều trị nhắm mục tiêu. 

    Đây là cách bạn có thể ngăn chặn tình trạng kiệt sức. Hãy đảm bảo bạn có sự cân bằng tốt giữa công việc và cuộc sống:

    • Cố gắng có được các chiến lược để quản lý thời gian thích hợp.
    • Hãy can đảm để nói “Không”.
    • Ăn uống lành mạnh.
    • Ghi lại nhật ký căng thẳng để xác định các nguồn nguy hiểm tiềm ẩn.
    • Tập thể dục đầy đủ để giảm căng thẳng.
    • Chỉ với 2x20 phút tập EMS một tuần, bạn có thể tự chống lại tình trạng kiệt sức, lấy lại tinh thần

    Xem thêm:

    5 điều thú vị của EMS Training mà bạn có thể chưa từng nghe qua

    Tags: 25 FIT, Kiến Thức