Thức ăn nhanh hay fast food là thuật ngữ dùng để chỉ các loại thực phẩm có thể được chuẩn bị nhanh chóng và dễ dàng và được bán trong các nhà hàng và quán ăn nhanh như một bữa ăn nhanh hoặc mang ra ngoài.
Mặc dù thức ăn nhanh được xem là tiện lợi và không quá đắt, nhưng nếu ăn thường xuyên, bạn có thể có nguy cơ “tiền mất tật mang” với những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe về lâu dài.
Hãy xem 10 tác động của thức ăn nhanh có thể xảy ra với cơ thể nhé.
Những chiếc bánh mì kẹp thịt, khoai tây chiên và sữa lắc thường có nhiều chất béo, calo và carbs đã qua chế biến hơn mức cơ thể bạn cần trong một bữa ăn. Điều này có thể nhanh chóng dẫn đến tăng cân và béo phì nếu bạn ăn nó thường xuyên.
Natri làm cho thức ăn nhanh ngon hơn và giữ cho thức ăn không bị hư. Nhưng bạn có biết rằng chỉ một chiếc bánh mì kẹp thịt xông khói có thể chứa lượng natri được khuyến nghị hàng ngày. Đó là lượng dinh dưỡng mà các chuyên gia khuyên bạn nên nhận mỗi ngày. Các loại thức ăn nhanh chứa quá nhiều natri có thể làm tăng huyết áp và làm hỏng mạch máu của bạn. Nó cũng làm tăng nguy cơ suy tim, đau tim và đột quỵ.
Các loại thức ăn nhanh như bánh mì tròn, bánh ngọt và thực phẩm tẩm bột đều có nhiều carbs, ít chất xơ. Khi tiêu hóa, các carbs này sẽ được chuyển hóa thành đường. Khi lượng đường trong máu tăng lên, cơ thể bạn sẽ bơm ra insulin để cân bằng mọi thứ.
Theo thời gian, lượng đường tăng đột biến này có thể làm hao mòn tuyến tụy của bạn (cơ quan tạo ra insulin). Điều này khiến lượng đường trong máu luôn ở mức cao, gây ra bệnh tiểu đường loại 2.
Thức ăn nhanh tăng cảm giác ngon miệng nhờ sự kết hợp của các loại chất béo, đường, và muối. Nhưng đó là nguyên nhân ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của chúng ta.
Thực phẩm giàu natri (chẳng hạn như khoai tây chiên) có thể tạm thời gây đầy hơi. Kết hợp điều đó với lượng chất xơ thấp có thể dẫn đến táo bón, khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh trĩ, thoát vị và viêm túi thừa.
Thừa cân và béo phì do thức ăn nhanh gây ra sẽ gây thêm áp lực lên các khớp của bạn, đặc biệt là hông và đầu gối. Điều này khiến bạn dễ bị gãy xương xung quanh khớp.
Mức độ cao của carbs và đường trong thức ăn nhanh, bao gồm cả sô-đa, có thể làm tăng lượng axit trong miệng của bạn. Những chất này làm mòn men răng của bạn và làm tăng nguy cơ bị sâu răng, và các bệnh về nướu.
Thức ăn nhanh chứa rất nhiều thành phần không tốt cho da của bạn.
Chẳng hạn như đường có thể làm giảm mức độ collagen và dẫn đến các dấu hiệu lão hóa sớm, như nếp nhăn. Muối hút ẩm khỏi da, nhưng nó lại khiến cơ thể giữ nước gây ra túi bọng dưới mắt. Lượng chất béo bão hòa cao kích hoạt các hormone gây ra mụn trứng cá.
Các chuyên gia cho rằng chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa từ thức ăn nhanh khiến cơ thể tạo ra các mảng trong não. Điều này là nguyên do gây ra chứng sa sút trí tuệ và làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer gấp ba lần so với những người không ăn thức ăn nhanh.
Thức ăn nhanh mang đến sự tiện lợi, nhưng nó cũng đi kèm hàng tá rủi ro tiềm ẩn đến sức khỏe nếu lạm dụng. Nếu bạn là một người bình thường, hoặc đang tập gym hoặc công nghệ EMS, tránh xa thức ăn nhanh là cách tốt nhất để giữ gìn vóc dáng và duy trì sức khỏe lâu dài.
Xem thêm:
Các loại thực phẩm khi kết hợp với nhau giúp giảm cân nhanh chóng