Khi mới bắt đầu một thói quen tập luyện mới hoặc một bộ môn tập luyện mới để hướng đến một mục tiêu nào đó, chẳng hạn như giảm cân, bạn có thể cảm thấy thích thú khi bắt đầu lao vào tập luyện và không ngừng nỗ lực để thúc đẩy bản thân nâng cao cấp độ tập luyện.
Mặc dù thúc đẩy động lực là một điều tốt, nhưng cũng rất có thể bạn đang quá lạm dụng. Bạn cần lưu ý rằng việc tập luyện cường độ cao có thể khiến hiệu quả giảm dần và thậm chí gây hại cho cơ thể. Thời gian nghỉ ngơi rất quan trọng. Việc phục hồi đầy đủ sẽ giúp cơ thể chúng ta đẹp hơn, khỏe hơn, vì vậy bạn cần đảm bảo rằng mình không ép bản thân đến mức tối đa mỗi ngày.
Nhưng làm thế nào để biết rằng liệu bạn có đang cố gắng quá sức hay không? Cùng 25 FIT xem ngay một số dấu hiệu dưới đây:
Đây là một ví dụ điển hình, nhưng là một dấu hiệu mà bạn cần chú ý để điều chỉnh lại cường độ và trao đổi với chuyên gia hoặc bác sĩ về thói quen tập luyện của mình. Nếu bạn cảm thấy khó thở hoặc đau ngực ngay khi đang tập, hãy dừng ngay việc việc tập và tìm kiếm sự chăm sóc y tế.
Chấn thương thường là kết quả của việc tập luyện quá sức hoặc mất cân bằng cơ. Khi bạn bị mất cân bằng cơ, điều này có thể làm thay đổi tư thế chuyển động của bạn để bù đắp và từ đó dẫn đến chấn thương. Hãy đảm bảo rằng bạn đang tập luyện hoặc kích thích các nhóm cơ trên toàn bộ cơ thể để thúc đẩy sự ổn định của cơ bắp. Các chấn thương do lạm dụng xảy ra khi bạn thường xuyên chú trọng tác động vào một vài nhóm cơ giống nhau và không có đủ thời gian phục hồi cho các nhóm cơ đó.
Cơ thể chúng ta sẽ cố gắng cảnh báo khi chúng ta đang tập luyện quá nhiều. Các triệu chứng của việc tập luyện quá sức có thể bao gồm nhịp tim tăng cao, đau nhức cơ kéo dài, giảm hiệu suất tập luyện, mệt mỏi và giảm cảm giác thèm ăn.
Khi bạn bắt đầu lo lắng về việc tập luyện của mình, đó là một dấu hiệu đỏ cho thấy bạn đang tập quá nhiều (hoặc tập luyện sai cách). Bởi vì nếu bạn đang thực hiện các bài tập thể dục mà bạn yêu thích và dành thời gian để hồi phục đầy đủ, bạn thường sẽ mong đợi các buổi tập tiếp theo diễn ra. Nếu bạn đang lo lắng về điều đó, có thể đó là dấu hiệu để “lùi lại một bước” hoặc xem xét thay đổi phương pháp tập luyện.
#1. Nếu việc tập luyện đó không phải là điều bạn muốn gắn bó, đừng biến nó thành một thói quen của bạn. Bất cứ khi nào bạn bắt đầu một phương pháp hoặc lớp tập luyện mới, hãy đảm bảo rằng đó là điều bạn có thể đạt hiệu quả và giúp bạn quyết tâm theo đuổi trong thời gian dài.
#2. Ngủ đủ giấc và dành thời gian phục hồi. Đây là cách cơ bắp của chúng ta có thể phục hồi và phát triển trở lại mạnh mẽ hơn. Đảm bảo rằng bạn nghỉ ngơi đầy đủ giữa các buổi tập, tham gia vào các hoạt động phục hồi sức khỏe như yoga, vươn vai, đi bộ, chợp mắt, tắm, hoặc bất cứ điều gì khiến bạn cảm thấy tốt cho việc phục hồi.
#3. Thay đổi hoặc kết hợp một số bài tập cường độ nhẹ xen kẽ. Bên cạnh các bài tập chính, bạn nên áp dụng một vài bài tập cường độ thấp hoặc ít tác động mỗi tuần như tập cardio (tim mạch) nhẹ nhàng, bơi lội, đạp xe, yoga, xà đơn hoặc Pilates.
Khác với các phương pháp tập luyện truyền thống, EMS Training là công nghệ kích thích các cơ bằng xung điện cho phép bạn tập luyện hiệu quả, tiết kiệm thời gian chỉ với 25 phút/buổi và tối đa 2 buổi/tuần. Theo đó, bạn sẽ có ít nhất 2 ngày nghỉ ngơi giữa các ngày tập, đảm bảo không tập luyện quá sức, duy trì động lực tập luyện hiệu quả lâu dài.
Xem thêm: