Blog 25 FIT - Chia sẻ kiến thức EMS Training. Dinh dưỡng trong tập luyện

Mì ăn liền - Giá rẻ nhưng có tốt cho sức khỏe?

Written by Đức Nguyễn | 07/53/2021

Mì ăn liền là một loại thực phẩm tiện lợi phổ biến được ăn trên toàn thế giới.

Với giá thành rẻ và dễ chế biến, hầu như tất cả mọi người đều có thể mua được để sử dụng. Tuy nhiên, có nhiều mối quan tâm về việc liệu chúng có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe hay không.

Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu mì ăn liền là gì và tại sao lạm dụng quá mức mì ăn liền có thể không tốt cho sức khỏe nhé.

Mì ăn liền là gì?

Mì ăn liền là một loại mì đã được chế biến sẵn, thường được bán theo từng gói hoặc ly, bát riêng. Thành phần đặc trưng của mì bao gồm bột mì, muối và dầu. Các gói hương liệu thường chứa muối, hạt nêm và bột ngọt (MSG)

Mỗi gói chứa một vắt mì khô cũng như một gói hương liệu và dầu để làm gia vị. Với các thành phần đó, mì ăn liền được xem chứa ít chất dinh dưỡng và lượng natri và bột ngọt cao.

Vậy ăn mì gói hay mì ăn liền có tốt không? Chúng ta cùng xem các lý do dưới đây nhé.

1. Mì ăn liền chứa nhiều bột ngọt

Hầu hết các loại mì ăn liền đều chứa bột ngọt (MSG) - một chất phụ gia được sử dụng để tăng hương vị của thực phẩm. Mặc dù bột ngọt là một gia vị không thể thiếu trong khi nấu ăn nhưng nếu sử dụng quá liều lượng cho phép có thể mang lại những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ quá nhiều bột ngọt có thể gây ra những tác động bất lợi như tăng cân, tăng huyết áp, tác động tiêu cực đến não và đau đầu.

2. Mì ăn liền dễ bị nghiện

Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao khi ăn mì ăn liền, chúng ta thường khó dừng lại. Tuy ngon nhưng mì gói cũng có khả năng gây nghiện cao, và nguyên nhân gây chính là bột ngọt. 

Chất phụ gia này được tổng hợp hóa học và có thể kích hoạt các trung tâm khoái cảm của não, khiến bạn muốn ăn nhiều hơn. Điều này có thể dẫn đến các hành vi gây nghiện và có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến bột ngọt khác.

3. Sự thật là mì ăn liền ít dinh dưỡng

Trong mùa dịch hiện nay, nhiều người thường thay thế các bữa ăn bằng mì ăn liền và điều này vô tình gây lo ngại vì nó cung cấp cho bạn rất nhiều calo, đường, chất béo bão hòa và thực tế không có protein hoặc chất xơ

Một bữa ăn thích hợp thường chứa nhiều chất dinh dưỡng, vì vậy nếu thay thế bữa ăn đó bằng mì ăn liền, bạn đang tước đi các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể giúp các cơ quan, tế bào và mô hoạt động đúng chức năng.

4. Mì ăn liền chứa nhiều natri

Mì ăn liền chứa nhiều natri. Các nghiên cứu cho thấy việc dư thừa natri có liên quan đến nhiều tình trạng nghiêm trọng như huyết áp cao, đặc biệt là với những người nhạy cảm với muối.

Ăn mì như thế nào để hạn chế rủi ro cho sức khỏe?

Mặc dù có nhiều tác động xấu, nhưng bạn cũng không nên quá khắt khe và “cự tuyệt” món ăn này. Có nhiều cách để làm cho mì gói trở nên tốt cho sức khỏe hơn.

Ví dụ, chọn mì ăn liền làm từ ngũ cốc nguyên hạt có thể làm tăng hàm lượng chất xơ và tăng cảm giác no. Chọn loại mì ăn liền có hàm lượng natri thấp cũng có thể giúp giảm lượng natri của bạn trong ngày.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể kết hợp sử dụng mì ăn liền cùng một số nguyên liệu tốt cho sức khỏe để tạo nên một bữa ăn trọn vẹn và dinh dưỡng hơn. Ví dụ, bạn nên bổ sung một số loại rau và thực phẩm có protein tốt như thịt, tôm, trứng,...

Tổng kết

Tóm lại, mì ăn liền có ít chất dinh dưỡng, vì vậy bạn đừng sử dụng chúng như một thực phẩm chính trong chế độ ăn uống. Việc tiêu thụ thường xuyên có thể mang đến nhiều rủi ro cho sức khỏe.

Thỉnh thoảng, bạn có thể thưởng thức mì ăn liền cũng được - miễn là bạn đang duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ. Điều này sẽ không gây ra bất kỳ ảnh hưởng tiêu cực nào đến sức khỏe của bạn.

Xem thêm:

8 lợi ích khoa học đã chứng minh khi ăn dứa

Tất tần tật về "siêu thực phẩm" súp lơ xanh