Bạn đã tìm hiểu về chỉ số BMI của bản thân và nắm rõ số liệu. Điều này có thể là một bước quan trọng trên hành trình duy trì sức khỏe tốt và đạt được cân nặng lý tưởng. Nhưng sau khi biết chỉ số này, điều cần làm tiếp theo là gì? Cùng 25 FIT khám phá trong bài viết này bạn nhé!
Tại sao bạn nên quan tâm đến chỉ số BMI của mình?
BMI đóng vai trò quan trọng trong việc xác định tình trạng cơ thể đang ở mức ổn định, suy dinh dưỡng hay béo phì. Vậy nên, bạn cần theo dõi sát sao chỉ số này để đánh giá thêm các tiêu chí sức khỏe:
Dự báo nguy cơ bệnh lý
Không đơn thuần là một con số chỉ tình trạng béo gầy mà BMI còn được xem như một hồi chuông cảnh báo toàn diện về tình trạng sức khỏe của bạn. Quan tâm đến chỉ số BMI của bản thân cũng là cách bạn đánh giá một cách chính xác hơn về tình trạng sức khỏe cá nhân và xem xét liệu bạn đang vượt quá trọng lượng lý tưởng của cơ thể hay không.
Ví dụ như người có chỉ số BMI cao ở mức 31.0 sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề như tích tụ mỡ thừa dẫn đến béo phì. Tình trạng này không chỉ tăng nguy cơ các vấn đề tim mạch, tiểu đường mà còn ảnh hưởng đến khả năng vận động, tâm lý, và sức đề kháng của cơ thể.
Việc có chỉ số BMI cao hơn có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe. Những nguy cơ bệnh lý như tăng huyết áp, tăng cholesterol và gan nhiễm mỡ thường xuất hiện ở những người có chỉ số BMI cao. Nó cũng có thể dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2 và các vấn đề về hô hấp như tắc nghẽn đường tiết niệu.
Giảm mỡ nội tạng, thành công kiểm soát men gan với EMS TRAINING
Sức khỏe tinh thần
Việc bạn quan tâm chỉ số BMI không chỉ liên quan đến thể chất mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý và sức khỏe tinh thần. Một cơ thể khỏe mạnh thường đi đôi với tinh thần lạc quan, sẵn sàng tham gia vào các hoạt động và tự tin hơn về bản thân. Việc duy trì BMI trong khoảng lý tưởng sẽ giúp bạn cải thiện chất lượng cuộc sống tổng thể.
Sự linh hoạt và năng lượng
Duy trì chỉ số BMI lý tưởng thường đi kèm với sự linh hoạt trong cơ thể và tăng cường năng lượng. Đây là 2 yếu tố giúp bạn dễ dàng tham gia vào các hoạt động hàng ngày.
Những điều cần làm sau khi biết chỉ số BMI
Kiểm tra và theo dõi chỉ số BMI định kỳ
BMI không phải là một con số cố định mà có thể thay đổi theo thời gian. Hãy lên kế hoạch kiểm tra chỉ số BMI định kỳ, ví dụ chu kỳ 3 tháng 1 lần để theo dõi sự thay đổi trong cân nặng của bạn. Điều này giúp bạn biết được liệu các biện pháp đang thực hiện có hiệu quả hay không.
Xác định mục tiêu cân nặng cụ thể chính là việc bạn cần làm tiếp theo. Điều này có thể bao gồm đặt ra mục tiêu giảm cân, tăng cân (trong trường hợp bạn có chỉ số BMI thấp) hoặc duy trì cân nặng hiện tại. Mục tiêu cụ thể sẽ giúp bạn tập trung và theo dõi sát xao tiến trình.
Lựa chọn thay đổi lối sốngChọn thực phẩm lành mạnh và cân đối bao gồm nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm có chứa protein (như cá, gà, hạt) và ngũ cốc nguyên hạt. Đừng quên kiểm soát lượng calo hàng ngày. Theo dõi calo bạn tiêu thụ để duy trì cân nặng ở mức lý tưởng. Trong chế độ ăn uống bạn cũng nên hạn chế tiêu thụ thức ăn chứa nhiều muối và đường. Sử dụng các thay thế thức ăn có lượng muối và đường thấp hơn.
Tập thể dục và hoạt động thể chất: Chọn một hoạt động thể dục mà bạn yêu thích và duy trì nhịp tập đều đặn. Có thể là đi bộ, chạy, bơi lội, yoga. Trong trường hợp bạn quá bận rộn thì tập EMS Training chính là lựa chọn hoàn hảo. Với chỉ 25 phút tập mỗi buổi và 2 buổi mỗi tuần, mẹ bỉm vẫn có thể đạt được hiệu quả tương đương hoặc thậm chí vượt qua các buổi tập luyện thông thường. Sau mỗi buổi tập, cơ thể vẫn đốt cháy calo trong 48 giờ kế tiếp và có thể đạt đến 1200 calo. Chính vì vậy, tập EMS Training 2 buổi/tuần là tần suất phù hợp để đảm bảo hiệu quả lẫn sức khỏe của bạn! Lập kế hoạch và đặt lịch tập đều đặn để tạo thành thói quen.
EMS Training giúp gì trong việc duy trì chỉ số BMI lý tưởng?
Căng thẳng có thể gây ra tăng cân do tác động đến thói quen ăn uống và hormone trong cơ thể. Hãy đảm bảo rằng bạn có giấc ngủ đủ sâu. Ngủ đủ giấc là điều cực kỳ quan trọng cho quá trình giảm cân và duy trì sức khỏe toàn diện.
Những lưu ý nhỏ sau khi biết chỉ số BMI
Không áp đặt tiêu chuẩn về cân nặng
Mục tiêu của bạn nên là cải thiện sức khỏe tổng thể, không chỉ là giảm cân hoặc tăng cân. Mỗi người có cơ địa khác nhau và cần tiếp cận vấn đề này một cách cá nhân hóa.
Theo dõi và đánh giá thường xuyênĐể đảm bảo tiến trình của bạn, hãy thiết lập một hệ thống theo dõi và đánh giá thường xuyên. Ghi lại cân nặng, kết quả kiểm tra và tiến trình tập luyện của bạn. Điều này giúp bạn nhận biết những thay đổi tích cực cũng như những điểm yếu cần cải thiện.
Chỉ số BMI là một thước đo phổ biến trong hành trình quản lý sức khỏe của bạn. Việc quản lý sức khỏe không chỉ dừng lại ở việc duy trì cân nặng lý tưởng mà còn bao gồm cả chế độ ăn uống cân đối, tập thể dục đều đặn, và quản lý căng thẳng. Hãy luôn nhớ rằng mục tiêu chính của việc quan tâm đến chỉ số BMI không phải để bạn trở nên hoàn hảo về vẻ ngoại hình mà là để cải thiện sức khỏe bản thân.