Hội chứng khuỷu tay tennis (tiếng Anh là tennis elbow) là một dạng viêm gân - sưng gân - gây đau ở khuỷu tay và cánh tay. Những sợi gân này là những dải mô cứng kết nối các cơ của cánh tay dưới của bạn với xương.
Thoạt đầu, khi nghe đến tên hội chứng này, bạn sẽ cho rằng bạn sẽ chỉ mắc phải khi chơi tennis. Nhưng thực tế là, bạn vẫn có thể mắc phải ngay cả khi bạn chưa bao giờ đến gần sân quần vợt. Bất kỳ hoạt động nắm chặt nào lặp đi lặp lại, đặc biệt là nếu sử dụng ngón cái và hai ngón đầu tiên, có thể góp phần vào việc gây ra hội chứng này.
Đây cũng là là lý do phổ biến nhất mà mọi người đến khám bác sĩ vì đau khuỷu tay. Nó có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất vào khoảng 40 tuổi.
Khuỷu tay tennis thường diễn tiến theo thời gian. Chủ yếu là do các chuyển động lặp đi lặp lại - như nắm chặt vợt trong khi vung vợt (khi chơi tennis) - có thể làm căng cơ và gây áp lực quá nhiều lên gân. Hành động liên tục đó cuối cùng có thể gây ra những vết rách cực nhỏ trong mô.
Ngoài ra, triệu chứng của khuỷu tay tennis thường xuất hiện do sử dụng quá mức vùng khuỷu tay khi luyện tập mà không có sự chuẩn bị tốt trước đó.
Khuỷu tay tennis có thể là kết quả khi chơi các môn thể thao như:
Hội chứng này cũng có thể bắt nguồn từ những người có công việc hoặc sở thích đòi hỏi cử động cánh tay lặp đi lặp lại hoặc nắm chặt chẳng hạn như:
Các triệu chứng của khuỷu tay tennis bao gồm đau và ấn đau ở núm xương ở bên ngoài khuỷu tay của bạn. Núm này là nơi nối các gân bị thương với xương. Cơn đau cũng có thể lan ra cánh tay trên hoặc dưới. Mặc dù tổn thương ở khuỷu tay, nhưng bạn có thể bị đau khi làm việc gì đó bằng bàn tay.
Khuỷu tay tennis có thể gây đau nhất khi bạn thực hiện các hành động sau:
Hội chứng khuỷu tay quần vợt tương tự như một tình trạng khác của những người chơi Golf, được gọi là Golfer elbow, ảnh hưởng đến các gân ở bên trong khuỷu tay.
Để chẩn đoán bệnh khuỷu tay tennis, bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ lưỡng. Các bác sĩ sẽ muốn bạn uốn cong cánh tay, cổ tay và khuỷu tay để xem vị trí đau. Bạn cũng có thể cần kiểm tra hình ảnh, chẳng hạn như chụp X-quang hoặc MRI (chụp cộng hưởng từ) để chẩn đoán khuỷu tay quần vợt hoặc loại trừ các vấn đề khác.
Thật may là hội chứng khuỷu tay tennis sẽ tự lành. Bạn chỉ cần cho khuỷu tay nghỉ ngơi và thực hiện một số tip để đẩy nhanh quá trình hồi phục. Các lời khuyên điều trị hữu ích là:
Hầu như, các phương pháp điều trị này sẽ có tác dụng. Nhưng nếu bạn gặp trường hợp khuỷu tay tennis nghiêm trọng mà không đáp ứng khả năng phục hồi từ 2 đến 4 tháng, bạn có thể cần phẫu thuật. Hãy gặp bác sĩ để được tư vấn một cách chính xác nhất.
Tất nhiên, điều bạn thực sự muốn biết là sau khi mắc phải hội chứng này, khi nào bạn có thể trở lại các hoạt động thường ngày. Câu trả lời là phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người và mức độ tổn thương của gân.
Dù bạn làm gì, lời khuyên là đừng nên đặt bản thân trong trạng thái phải vội vàng phục hồi. Nếu bạn cố gắng thúc ép bản thân trước khi bệnh của bạn được chữa lành, bạn có thể khiến hội chứng trở nên tồi tệ hơn. Hãy sẵn sàng trở lại mức hoạt động bình thường của mình khi:
Chìa khóa để ngăn chặn khuỷu tay tennis là tránh lạm dụng động tác này quá nhiều. Hãy dừng lại nếu bạn cảm thấy đau khuỷu tay trong khi hoạt động.
Bạn cũng có thể gặp phải hội chứng này do sử dụng sai dụng cụ, chẳng hạn như gậy đánh gôn hoặc vợt tennis quá nặng hoặc có cán vợt quá lớn. Kỹ thuật không tốt - như sử dụng sai tư thế để đánh bóng - cũng có thể dẫn đến bệnh lý này.
Một số lời khuyên giúp bạn hạn chế bị mắc phải khuỷu tay tennis khi chơi thể thao đó là:
Tập luyện EMS Training cũng là cách giúp bạn ngăn ngừa và nhanh phục hồi nếu lỡ mắc phải khuỷu tay tennis. Tiền thân là công nghệ áp dụng trong vật lý trị liệu, công nghệ EMS kích thích vào các vùng cơ tổn thương (khuỷu tay), giúp tăng cường sức mạnh và kéo căng các vùng cơ này, đẩy nhanh quá trình hồi phục.
Xem thêm:
Lý giải nguyên nhân người chơi tennis thích tập EMS Training