Bệnh béo phì là hiện tượng tích tụ mỡ quá mức hoặc bất thường tại một vùng hoặc toàn bộ cơ thể. Ngày nay, bệnh béo phì là rất phổ biến, nhưng có nhiều lầm tưởng cũng như quan niệm sai lầm liên quan đến triệu chứng này.
Trong bài viết hôm nay, hãy cùng 25 FIT tìm hiểu những lầm tưởng phổ biến về bệnh béo phì nhé.
Thông thường, việc tiêu thụ nhiều calo hơn mức cơ thể cần trong một thời gian dài là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến béo phì. Đó là lý do vì sao phần lớn các biện pháp để giảm béo phì đều hướng đến việc giảm lượng calo nạp vào, tăng hoạt động thể chất hoặc cả hai.
Mặc dù chế độ ăn uống và tập thể dục là những yếu tố quan trọng, nhưng có một số yếu tố không liên quan cũng có thể có tác động quan trọng trong việc ảnh hưởng đến cân nặng, béo phì.
Những yếu tố này bao gồm ngủ không đủ giấc, căng thẳng tâm lý, đau mãn tính, rối loạn nội tiết (hormone) và khi sử dụng một số loại thuốc.
Căng thẳng, mất ngủ và đau chỉ là ba yếu tố liên kết với nhau có thể dẫn đến béo phì. Và trên thực tế, hoàn cảnh và điều kiện của mỗi người là khác nhau. Vậy nên để giảm cân, béo phì, đừng nên chỉ để ý đến việc “ăn ít hơn hay vận động nhiều hơn” mà cần xem xét thêm các yếu tố khác.
Béo phì không trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường. Mặc dù béo phì có thể được xem là yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường loại 2, nhưng không phải tất cả mọi người bị béo phì sẽ mắc phải bệnh tiểu đường loại 2, và không phải tất cả mọi người bị bệnh tiểu đường loại 2 đều bị béo phì.
Ngoài ra, béo phì cũng là một yếu tố có thể gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ, xảy ra trong thai kỳ, nhưng nó không phải là một yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường loại 1.
Một lối sống ít vận động là nguyên nhân dẫn đến béo phì, và việc vận động nhiều hơn có thể giúp giảm cân, nhưng béo phì còn nhiều hơn là không hoạt động.
Một nghiên cứu năm 2011 đã sử dụng gia tốc kế để đo mức độ hoạt động của 2.832 người trưởng thành, từ 20–79 tuổi, trong 4 ngày. Kết quả cho thấy số bước của họ giảm khi cân nặng của họ tăng lên, nhưng sự khác biệt không đáng kể như người ta có thể dự đoán, đặc biệt là đối với phụ nữ.
Danh sách dưới đây cho biết cân nặng của phụ nữ và số bước họ đã đi mỗi ngày trong nghiên cứu này:
Điều này không có nghĩa là hoạt động thể chất không cần thiết để có một sức khỏe tốt. Việc duy trì vận động sẽ giúp cơ thể bạn trở nên khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, không phải người béo phì là những người lười vận động.
Nhiều người bẩm sinh khó có thể thực hiện các hoạt động thể chất, như khuyết tật chẳng hạn khiến việc di chuyển trở nên khó khăn hoặc không thể thực hiện các hoạt động sức khỏe.
Mối quan hệ giữa béo phì và di truyền rất phức tạp, nhưng những người có họ hàng bị béo phì không nhất thiết sẽ mắc phải bệnh này trong tương lai. Tuy nhiên, khả năng xảy ra là vẫn có.
Hiểu được vai trò của gen và môi trường nếu tách biệt 2 yếu tố này là rất khó; những người chia sẻ các gen giống nhau thường sống cùng nhau và do đó, có thể có thói quen ăn uống và lối sống giống nhau. Tuy nhiên, nếu chủ động và kiểm soát được việc ăn uống cũng như sinh hoạt, hoàn toàn có thể tránh mắc phải căn bệnh này.
Đây là một quan niệm hoàn toàn sai. Có nhiều vấn đề sức khỏe liên quan đến béo phì như: béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim mạch, viêm xương khớp, ngưng thở khi ngủ và một số tình trạng sức khỏe liên quan đến tinh thần.
Điều đó cho thấy, việc giảm cân dù là ít cũng có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe. Theo cơ quan y tế Mỹ CDC, “giảm cân 5–10% trong tổng trọng lượng cơ thể sẽ mang đến các lợi ích về sức khỏe, chẳng hạn như cải thiện huyết áp, cholesterol và lượng đường trong máu.”
Qua bài viết này, mong rằng bạn sẽ trau dồi một số kiến thức và gạt bỏ lầm tưởng liên quan đến béo phì. Nếu bạn đang quan tâm đến việc tập luyện với công nghệ EMS Training, hãy đăng ký trải nghiệm tại 25 FIT để được tư vấn một cách đầy đủ nhất.
Xem thêm:
Đi bộ sẽ giúp bạn giảm cân, giảm mỡ thế nào?
9 loại trái cây bạn không nên bỏ qua trên hành trình giảm cân