Hiện nay, số lượng người mắc COVID-19 đi kèm với đó là hội chứng hậu COVID-19 ngày càng tăng. Mặc dù hầu hết những người mắc bệnh đều có các triệu chứng nhẹ, song nhiều người cho biết họ cảm thấy khó thở và uể oải trong nhiều tuần tiếp theo.
Vì vậy, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân hồi phục dần trở thành tâm điểm chú ý của mọi người. Câu hỏi đặt ra là, liệu việc tập thể dục có giúp người bệnh trong quá trình phục hồi?
Hãy cùng 25 FIT tìm hiểu trong bài viết hôm nay nhé!
Việc tập luyện thể dục được các bác sĩ, chuyên gia đánh giá là cách hữu hiệu để ngăn ngừa và hồi phục ngay cả khi mắc COVID-19.
Vi rút SARS-CoV-2 chủ yếu gây viêm phổi và xơ phổi do nhiễm trùng đường hô hấp trên, dẫn đến hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS) và tổn thương đa cơ quan của hệ thống tim mạch, thần kinh, tiêu hóa,... Mặc dù nhiều bệnh nhân khỏi bệnh và có xét nghiệm âm tính với vi rút, nhưng tổn thương đa cơ quan do SARS-CoV-2 gây ra có thể không hồi phục.
Theo Robert Newton, giáo sư y học thể dục tại Đại học Edith Cowan (Úc), SARS-CoV-2 có thể làm hỏng các cơ quan khác nhau, gây ra tình trạng mệt mỏi liên tục, khó thở,... ảnh hưởng đến sinh hoạt. “Mặc dù ngủ và nghỉ ngơi giúp hệ thống miễn dịch chống lại bệnh tật nhưng điều quan trọng là phải bắt đầu vận động trở lại để tránh cơ thể suy yếu thêm khoảng 7 ngày sau khi các triệu chứng chính biến mất”, Newton cho biết.
Về tổng thể, việc tập thể dục giúp tăng cường sức mạnh của cơ bắp, sức khỏe tim và phổi, cũng như số lượng các ti thể - “nhà máy” sản xuất năng lượng trong tế bào cơ - chống lại tác động suy nhược của việc nhiễm COVID-19. Dưới đây là những tác dụng của việc tập luyện hậu COVID-19 được nghiên cứu bởi giới y khoa thế giới:
Mặc dù tập luyện thể dục hậu COVID-19 có thể mang đến nhiều lợi ích, tuy nhiên, tiến sĩ Michael Fredericson, khoa phẫu thuật chỉnh hình tại Stanford Medicine ở Palo Alto, California cho biết, các bệnh nhân COVID-19 sau khi khỏi bệnh cần lưu ý và thận trọng khi tiếp tục hoạt động thể chất trở lại, đặc biệt là đối với những người bị COVID-19 kéo dài. Trao đổi với bác sĩ về kế hoạch tập luyện là điều tốt nhất nên làm để bảo vệ sức khỏe.
Ngoài ra, bệnh nhân COVID-19 có bệnh nền như tim mạch hoặc phổi cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiếp tục tập luyện, ngay cả khi không có triệu chứng.
Đối với bệnh nhân COVID -19 không triệu chứng, sau 7 ngày có thể tiếp tục hoạt động thể chất với mức 50% so với bình thường.
Người bệnh được khuyên là không tập thể dục khi vẫn còn các triệu chứng - sốt, mệt mỏi, khó thở. Thay vào đó, nên đợi cho đến khi hết các triệu chứng từ 7 đến 10 ngày trước khi tiếp tục tập thể dục.
Các chuyên gia cũng lưu ý rằng không nên tập thể dục nếu bị đau. Nếu cảm thấy bị đau như đau ngực, đánh trống ngực, hoa mắt, chóng mặt, hoặc khó thở trong lúc tập, hãy dừng ngay và đừng tập lại nếu chưa được sự tư vấn của bác sĩ.
Cũng theo tiến sĩ Fredericson, việc tập luyện như thế nào sau COVID-19 tùy thuộc vào mức độ hoạt động thể chất cũng như mức độ bệnh của mỗi người trước đó. Đối với hầu hết mọi người, dễ nhất là có thể bắt đầu bằng việc đi bộ và tăng dần mức độ.
Đối với những bệnh nhân nhẹ, có thể lựa chọn các bài tập thể dục, yoga hoặc kháng lực vừa phải để góp phần vào quá trình hồi phục. Bên cạnh đó, các bài tập thở dưới đây cũng được các bác sĩ khuyên áp dụng:
* Thở mím môi, thở cơ hoành, tập mạnh cơ hô hấp, thở ngực kết hợp tay,...
* Hít sâu vừa phải - Giữ hơi thở 3-5 giây - Thở ra nhẹ nhàng thả lỏng.
Chỉ cần 2 buổi/tuần, công nghệ EMS được nhiều người lựa chọn trong việc phục hồi sức khỏe hậu COVID-19
Cũng theo nhiều nghiên cứu, tập luyện với công nghệ EMS Training - kích thích cơ bắp bằng xung điện là một bài tập hiệu quả và an toàn để thúc đẩy sự phục hồi của bệnh nhân “COVID-19 kéo dài”. Nhờ khả năng dễ dàng điều chỉnh tần số xung điện, kết hợp với các động tác nhẹ nhàng, không gây áp lực cho các khớp, công nghệ tập luyện toàn thân với EMS góp phần cải thiện chức năng phổi, đồng thời đóng một vai trò quan trọng trong việc phục hồi thể chất.
Sau khi đã dần làm quen, người bệnh có thể tập thêm bài tập tim mạch cường độ cao hơn (nhưng không quá sức). Sau khoảng 4 tuần kể từ khi tăng dần khối lượng tập luyện, người bệnh có thể quay trở lại các bài tập điển hình của mình như trước khi mắc COVID-19.
Quan trọng nhất, việc hồi phục và trở lại tập thể dục của mỗi người phụ thuộc vào thể trạng và trải nghiệm cá nhân. Hãy “lắng nghe cơ thể”, theo dõi chặt chẽ sự tiến bộ, chú ý đến các triệu chứng khi tập luyện để tham khảo ý kiến bác sĩ một cách kịp thời.
Xem thêm: