Là một thuật ngữ chỉ một hội chứng tâm lý bắt nguồn từ các nước phương Tây, trong thời gian gần đây, Cabin Fever đang dần trở nên phổ biến hơn ở Việt Nam. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng 25 FIT tìm hiểu về nguồn gốc cũng như hiện tượng Cabin Fever là gì nhé.
Sốt cabin hay Cabin Fever là một hội chứng tâm lý mô tả sự chán chường hay mệt mỏi mà một hay nhiều người gặp phải nếu phải ở nhà quá lâu. Hiện tại, trong bối cảnh người người phải ở nhà hoặc work from home trong thời gian giãn cách, Cabin Fever đang trở thành một mối lưu tâm hàng đầu cho sức khỏe.
Trước đây, thuật ngữ Cabin Fever được cho là xuất hiện vào thế kỷ 20 ở các nước phương Tây có khí hậu giá lạnh, băng tuyết. Với điều kiện thời tiết khắc nghiệt đó, mọi người buộc phải trốn trong các căn nhà gỗ hàng tháng trời để tránh. Ngoài ra, Cabin Fever cũng được xem bắt nguồn từ việc bị cô lập ở các vùng xa xôi hẻo lánh, bị “mắc kẹt” trong một không gian chật hẹp trong một thời gian dài,...
Nếu bạn đang có những cảm giác như buồn chán, thiếu động lực, khó tập trung, dễ cáu gắt,... có thể bạn đang mắc phải hội chứng này.
Đa phần Cabin Fever không gây hại và không phải là một bệnh lý tâm thần. Tuy nhiên, nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và phần nào chất lượng cuộc sống của bạn. Việc thường xuyên “đối mặt với 4 bức tường” có thể khiến bạn bị các vấn đề sau:
Thay đổi suy nghĩ và lối sống tại nhà theo hướng tích cực chính là cách tốt nhất để bạn đối phó với Cabin Fever. Dù là cơn sốt nào thì nó cũng sẽ sớm “hạ nhiệt”, hãy tham khảo các tư vấn dưới đây để vượt qua cơn sốt Cabin này nhé:
Hạn chế hoặc bỏ qua các tin tức tiêu cực
Việc theo dõi mạng xã hội thường xuyên là một con dao hai lưỡi. Tiếp nhận các nguồn thông tin giả, tiêu cực có thể khiến bạn lo lắng nhiều hơn. Hãy chủ động chọn lọc thông tin và cố gắng bỏ qua việc theo dõi quá nhiều tin tức nhé.
Ăn uống đúng giờ và “healthy”
Suy nghĩ đói lúc nào, ăn lúc đó rất không tốt cho sức khỏe của bạn, chưa kể có thể khiến bạn dễ tăng cân. Hãy xây dựng lịch ăn uống rõ ràng, kết hợp các thực đơn khoa học, an toàn để nâng cao sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.
Tăng cường vận động, tập thể dục 30 phút mỗi ngày
Ở nhà nhiều không vận động khiến chúng ta ủ rũ, thiếu năng lượng và tích tụ mỡ thừa do calo không được đốt cháy. Hãy duy trì việc vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày, không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp nâng cao đề kháng nữa đấy.
Phân bổ, xây dựng lịch làm việc và nghỉ ngơi khoa học
Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng theo dõi và bám sát các mục tiêu, công việc trong ngày, đồng thời tối ưu thời gian nghỉ ngơi, thư giãn.
Làm những điều mình thích
Dành thời gian làm những việc mình thích: đọc sách, trồng cây, liên lạc với người thân. Đây là những “liều thuốc” tốt cho tâm trí, đẩy lùi sự trầm cảm khi phải ở một mình.
Xem thêm: