Blog 25 FIT - Chia sẻ kiến thức EMS Training. Dinh dưỡng trong tập luyện

Vì sao người bệnh tiểu đường cần tập thể dục?

Written by Phạm Oanh | 09/11/2022

Hiện nay, tỷ lệ bị tiểu đường ở nước ta đang có chiều hướng tăng lên, số lượng người trẻ mắc bệnh này cũng dần nhiều hơn. Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày đối với người bệnh, từ sức khỏe đến việc sinh hoạt cá nhân,... kèm theo những biến chứng khác. 

Đối với bệnh nhân tiểu đường, điều cực kỳ cần thiết chính là vận động, điều này sẽ giúp kiểm soát đường máu, và tăng khả năng hoạt động của insulin trong cơ thể. Hãy cùng 25 FIT tìm hiểu chi tiết hơn về những lợi ích mà tập thể dục đem lại cho người mắc bệnh tiểu đường nhé!

 

 

Tập thể dục và hoạt động thể chất cực kỳ có lợi cho sức khỏe tổng thể. Và nếu bạn bị tiểu đường loại 1 hoặc loại 2 , hoặc có thể có nguy cơ mắc bệnh, thì những hoạt động này rất có ích cho bạn. Theo Alex Li , MD, phó trưởng văn phòng y tế của LA Care Health Plan cho biết: Tập thể dục thường xuyên đặc biệt quan trọng đối với những người mắc bệnh tiểu đường. 

 

Lợi ích của việc tập thể dục đối với bệnh tiểu đường

Việc tập thể dục khi bạn mắc bệnh tiểu đường loại 1, loại 2 hoặc các loại khác sẽ đem lại cho cơ thể bạn những lợi ích sau đây:

 

  • Giúp cơ thể sử dụng insulin tốt hơn bằng cách tăng độ nhạy insulin 
  • Giúp bạn cải thiện huyết áp của mình, vì khi huyết áp cao có nghĩa là bạn có nhiều nguy cơ bị biến chứng tiểu đường
  • Giúp cải thiện cholesterol (mỡ máu) để giúp bạn chống lại các vấn đề như bệnh tim  
  • Cung cấp năng lượng cho bạn
  • Vận động khiến giấc ngủ của bạn sâu và bạn sẽ ngủ ngon hơn
  • Tăng cường sự linh hoạt của các khớp, khiến cơ thể bạn dẻo dai và giữ thăng bằng tốt hơn
  • Tập thể dục giải phóng endorphin, là một hormone “hạnh phúc”, điều này có thể giúp bạn giảm stress và cải thiện tâm trạng.
  • Giúp những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 cải thiện HbA1c của họ . Trong một số trường hợp, điều này còn có thể giúp thuyên giảm bệnh lý.

 

Điều quan trọng bạn cần lưu ý là việc tập thể dục tích cực sẽ có lợi hơn nếu bạn kết hợp với việc lựa chọn thực phẩm lành mạnh, ngủ đủ giấc và không sử dụng rượu bia, thuốc lá.

 

Bạn cần tập thể dục như thế nào?

Bác sĩ khuyến cáo những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 hoặc những người có nguy cơ mắc bệnh này nên tập thể dục hàng ngày và không nên để 2 ngày không vận động. Hầu hết các loại hoạt động thể chất có thể được tính là tập thể dục, thậm chí là làm vườn hoặc đi bộ . 

 

Việc tập thể dục được khuyến khích cho tất cả những người mắc bệnh tiểu đường, mặc dù một số người có thể phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa bổ sung. Ví dụ, những người có bệnh tiểu đường loại 1 nên đặc biệt cẩn thận. 

 

 

Nếu bạn bị tiểu đường và đang bắt đầu thói quen tập thể dục, bạn nên thực hiện các bước sau:

 

  • Nói chuyện với bác sĩ: Bạn nên cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn đã có bất kỳ biến chứng sức khỏe nào khác với bệnh tiểu đường, chẳng hạn như các vấn đề về mắt, bệnh tim hoặc đột quỵ . 
  • Đo lượng đường trong máu của bạn trước và sau khi tập thể dục để biết việc tập thể dục ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn như thế nào. Lượng đường trong máu của bạn phải ở trong mức lành mạnh mà bạn và bác sĩ của bạn đã thiết lập. 
  • Lên kế hoạch vận động hợp lí để tránh hạ đường huyết.
  • Chọn loại hình vận động phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn

Kết luận

Duy trì việc tập thể dục hàng ngày theo cách của bạn (khi được bác sĩ cho phép) có thể giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường và giảm lượng đường trong máu. Tập thể dục với bệnh tiểu đường - đặc biệt là bệnh tiểu đường loại 1 sẽ đem lại những lợi ích sức khỏe là rất đáng giá.

 

Xem thêm: 

Bụng bia là gì? Làm sao để đánh bay bụng bia ở nam giới

Bí quyết để “tạm biệt” chứng đau lưng dưới của bạn