Blog 25 FIT - Chia sẻ kiến thức EMS Training. Dinh dưỡng trong tập luyện

Chỉ số BMI là gì?

Written by Yến Nhi | 19/01/2023

Tại Việt Nam, khái niệm “Tự Chăm sóc Bản thân” là một khái niệm hoàn toàn mới với đại đa số người, mặc dù, trong cuộc sống họ đã và đang thực hiện rất nhiều hoạt động tự chăm sóc bản thân như: ngủ đủ giấc, tập thói quen thường xuyên vận động, ăn sạch – uống khỏe… Tuy nhiên, một khía cạnh quan trọng thường được bỏ qua là việc quản lý cân nặng cơ thể. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về chỉ số BMI, ý nghĩa của chỉ số này đối với sức khỏe để bắt đầu hành trình chăm sóc bản thân một cách thông minh và hiệu quả hơn.

Định nghĩa về chỉ số BMI

Chỉ số BMI (Body Mass Index) là một chỉ số được tính dựa trên trọng lượng và chiều cao của một người, và nó được sử dụng để đánh giá mức độ thích hợp của trọng lượng cơ thể của người đó so với chiều cao của họ. Chỉ số BMI thường được sử dụng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng và nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến trọng lượng như béo phì hoặc suy dinh dưỡng. 

Công thức tính BMI là:

BMI= Trọng lượng (kg) / Chiều cao^2 (m)

Làm gì sau khi biết chỉ số BMI của bản thân?

Phân loại chỉ số BMI và ý nghĩa của từng khoảng

Dưới đây là phân loại chỉ số BMI dựa trên các khoảng giá trị:

Thiếu cân (Gầy nặng)

< 16.0

Thiếu cân (Gầy vừa phải)

16.0 – 16.9

Thiếu cân (Gầy nhẹ)

17.0 – 18.4

Bình thường

18.5 – 24.9

Thừa cân (Tiền béo phì)

25.0 – 29.9

Béo phì độ 1

30.0 – 34.9

Béo phì độ 2

35.0 – 39.9

Béo phì độ 3

≥ 40.0

Chỉ số BMI chuẩn quốc tế của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)

Sự phổ biến của chỉ số BMI 

Chỉ số BMI đã trở nên phổ biến vào đầu thế kỷ 20 và được ứng dụng rộng rãi trong các nghiên cứu về sức khỏe. Chỉ số này nhanh chóng thay thế các phương pháp đo lường truyền thống khác như chỉ số trọng lượng cơ thể.

Sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực y tế: BMI được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực y tế để đánh giá tình trạng dinh dưỡng và nguy cơ mắc các bệnh liên quan như béo phì, tiểu đường và bệnh tim mạch. 

Quy định tiêu chuẩn sức khỏe: Chỉ số này từ lâu đã trở thành một tiêu chuẩn sức khỏe trong nhiều quốc gia và tổ chức y tế. BMI được sử dụng để xác định trạng thái trọng lượng cơ thể và được áp dụng trong việc đánh giá mức độ béo phì của một cá nhân. 

BMI từ lâu đã trở thành một tiêu chuẩn sức khỏe trong nhiều quốc gia và tổ chức y tế

Công cụ quản lý cân nặng: Được sử dụng để theo dõi và quản lý trọng lượng cơ thể, chỉ số BMI góp phần quan trọng trong quá trình thiết lập mục tiêu theo đuổi cân nặng lý tưởng, theo dõi tiến trình tập thể dục và dinh dưỡng của mỗi người. 

Giảm 5% cân nặng cơ thể sẽ đem lại cho bạn những gì?

Phát triển chương trình dinh dưỡng và thể dục: Trong lĩnh vực thể thao và dinh dưỡng, chỉ số BMI được sử dụng để đánh giá hiệu suất thể thao và thiết kế các chương trình dinh dưỡng phù hợp cho người tập. 

Ví dụ khi tập luyện EMS Training tại 25 FIT, bạn sẽ được đo Inbody định kỳ. Nhờ đó, bạn có thể theo dõi và nắm rõ những thay đổi trong chỉ số BMI của bản thân. Điều này giúp bạn xác định rõ hơn về tiến trình tập luyện và cân nặng của mình, từ đó có những điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và chương trình tập luyện sao cho phù hợp nhất với mục tiêu sức khỏe của bạn. 25 FIT không chỉ là nơi để bạn tập luyện mà còn là nơi để bạn theo dõi và đánh giá sự tiến bộ của mình theo thời gian.

Đo Inbody vào lúc nào sẽ có kết quả chính xác nhất?

Tập luyện EMS Training tại 25 FIT, bạn sẽ được đo Inbody và theo dõi chỉ số BMI định kỳ

Ảnh hưởng đến tiêu chuẩn làm đẹp và thời trang: Thoạt nhìn mọi người sẽ nghĩ BMI chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tuy nhiên có một điều khá bất ngờ chính là chỉ số này còn ảnh hưởng đến tiêu chuẩn làm đẹp và thời trang. Trong ngành công nghiệp thời trang, chỉ số BMI có thể tạo áp lực đối với tiêu chuẩn chung về trọng lượng và ngoại hình. Một số hãng thời trang và làm đẹp sử dụng chỉ số BMI để đánh giá mức độ phù hợp cho sản phẩm của nhãn hàng. 

Minh chứng cho điều 25 FIT đề cập trên chính là thông tin từ chính phủ Israel đưa ra đạo luật không cho phép những người mẫu siêu gầy được xuất hiện trên sàn diễn và các ấn phẩm quảng cáo. Người đủ tiêu chuẩn phải có chỉ số BMI - chỉ số được tính dựa trên tỉ lệ cân nặng và chiều cao là 18,5. *Nguồn: Báo Tuổi trẻ

Những hạn chế của chỉ số BMI

Mặc dù BMI được xem là một chỉ số hữu ích để đánh giá tình trạng sức khỏe cơ thể của bạn, tuy nhiên chỉ số này cùng còn tồn tại một số hạn chế nhất định. 

Không phản ánh tỷ lệ phân phối mỡ trong cơ thể

Một người có BMI trong khoảng bình thường có thể có phân phối mỡ trong cơ thể khác nhau so với người khác cùng chỉ số BMI. Ví dụ, có người có mỡ tập trung ở vùng bụng có nguy cơ cao hơn về bệnh tim mạch, trong khi người khác có mỡ tập trung ở mông và đùi có thể có nguy cơ thấp hơn. 

Không thể đánh giá mức độ cơ bắp

BMI không phân biệt giữa trọng lượng cơ bắp và trọng lượng mỡ, điều này làm cho người có cơ bắp nhiều hơn (ví dụ: vận động viên) có thể bị coi là thừa cân hoặc béo phì, trong khi thực tế họ có mức mỡ thấp và sức khỏe tốt.

Không đánh giá lối sống

BMI không cung cấp thông tin về lối sống, chẳng hạn như mô hình ăn uống, mức độ hoạt động thể chất, và tình trạng tinh thần của người đó. Những yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá sức khỏe tổng thể.

Có thể thấy, sức khỏe không phải mối quan tâm nhất thời, mà đó chính là lối sống, là thói quen. Hy vọng rằng thông qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn rõ hơn về chỉ số BMI để tự chăm sóc sức khỏe bản thân một cách thông minh.