Blog 25 FIT - Chia sẻ kiến thức EMS Training. Dinh dưỡng trong tập luyện

5 vấn đề sức khỏe dễ gặp với thói quen nằm ngay sau khi ăn

Written by Yến Nhi | 05/10/2023

“Ăn xong rồi thì ra ghế nằm nghỉ lướt điện thoại tí cho xả stress” - Một suy nghĩ, một thói quen tưởng chừng như vô hại nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn. Vậy thời gian lý tưởng chúng ta có thể nghỉ ngơi sau bữa ăn là bao lâu? Và nếu vẫn duy trì thói quen nằm ngay sau khi ăn thì 5 vấn đề sức khỏe mà bạn phải đối mặt là gì? Đừng bỏ qua bài viết sau nhé!

 

Sau khi ăn bao lâu thì nằm được?

Sau bữa ăn, cơ thể luôn cần một khoảng nghỉ để các cơ quan có thời gian hoạt động và tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, nhịp sống vội và guồng quay của công việc không cho phép con người ta nghĩ nhiều đến thế. Do đó, từ suy nghĩ tận dụng khoảng thời gian ít ỏi sau bữa ăn để nghỉ ngơi lâu dần đã trở thành thói quen tưởng chừng vô hại nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Vậy sau bao lâu từ lúc kết thúc bữa ăn thì chúng ta có thể nằm nghỉ?

  • Đợi ít nhất 30 phút sau bữa ăn trước khi nằm ngửa. Nếu có thể, hãy nằm nghiêng về phía trái khi ngủ sau khi ăn. Điều này giúp cho thức ăn di chuyển dễ dàng từ dạ dày xuống ruột non, giúp ngăn chặn sự trào ngược của thức ăn.
  • Còn về bữa tối, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị nên chờ ít nhất 2 đến 3 tiếng sau bữa tối trước khi đi ngủ.
  • Đối với một số trường hợp đặc biệt, ví dụ với người bị trào ngược dạ dày thực quản nên chờ ít nhất 3 giờ sau khi ăn trước khi nằm xuống. Đối với những người bị hạ huyết áp, thời gian chờ nằm sau khi ăn nên trong khoảng một giờ hoặc lâu hơn được khuyến cáo theo khuyến nghị của Harvard Medical School.

Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng mỗi người sẽ có tình trạng sức khỏe và cơ địa khác nhau. Vì vậy, cần lắng nghe cơ thể và tìm ra thời gian nghỉ ngơi phù hợp cho bạn sau mỗi bữa ăn.

5 vấn đề sức khỏe có thể bạn phải đối mặt nếu nằm ngay sau khi ăn

Trào ngược dạ dày

Thông thường, dạ dày chứa axit để tiêu hóa thức ăn. Việc nằm xuống ngay sau khi ăn khiến lượng axit trong dạ dày tăng cao dẫn đến tình trạng axit dạ dày trào ngược lên thực quản. Cụ thể, khi axit sẽ không được tiết ra đúng mức để tiêu hóa, lượng thức ăn không được tiêu hóa ứ lại trong dạ dày. Điều này làm van ngăn cách dạ dày với thực quản mở ra, khiến dịch tiêu hóa và thức ăn từ dạ dày trào ngược lên thực quản.

Một trong những dấu hiệu trào ngược dạ dày đặc trưng nhất mà phần lớn người bệnh gặp phải chính là tình trạng ợ hơi, ợ chua hay ợ nóng kéo dài kèm theo các cảm giác nóng rát lan theo hướng từ ngực dưới lên đến cổ.

Bên cạnh đó, trào ngược dạ dày còn ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, hơi thở có mùi hôi. 

Top 9 món ăn nhẹ bổ sung năng lượng nhưng ít calo, hỗ trợ giảm cân

Khó tiêu

Thức ăn chỉ được tiêu hóa tốt nhất khi cơ thể ở tư thế đứng hoặc ngồi thẳng. Trong trường hợp chúng ta nằm ngay sau khi ăn quá trình tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng không được tối ưu dẫn đến chứng khó tiêu. Cụ thể, khó tiêu là cảm giác đau hoặc khó chịu ở phần trên của bụng; cảm giác này thường tái phát. Nó có thể được mô tả như khó tiêu, đầy hơi, nhanh no, cảm giác đầy sau bữa ăn, cồn cào, hoặc nóng. Tuy nhiên triệu chứng này vẫn có thể điều trị dứt điểm bằng cách:

Thay đổi thói quen ăn uống:

  • Ăn chậm và nhai thức ăn kỹ trước khi nuốt xuống.
  • Hạn chế việc ăn quá nhanh hoặc ăn quá no.
  • Tăng cường việc ăn những bữa ăn nhỏ và thường xuyên trong ngày thay vì ăn những bữa ăn lớn.
  • Hạn chế tiêu thụ các thức ăn có nhiều chất béo, gia vị và đồ uống có cồn.
  • Tránh ăn quá trễ vào buổi tối và tối giản khẩu phần ăn trước khi đi ngủ.

Đảm bảo lối sống lành mạnh:

  • Hãy tập thể dục đều đặn để tăng cường hoạt động cơ của dạ dày và ruột non.
  • Hạn chế stress và tìm các phương pháp giảm stress như yoga, thực hành các kỹ thuật thở và thực hiện các hoạt động giảm stress khác.
  • Đảm bảo bạn đủ giấc ngủ đủ và điều chỉnh thói quen ngủ nếu cần thiết.

Thay đổi chế độ ăn:

  • Tăng cường tiêu thụ chất xơ từ các nguồn thực phẩm như rau xanh, trái cây và các ngũ cốc nguyên hạt.
  • Uống đủ nước hàng ngày để giữ cho quá trình tiêu hóa diễn ra một cách trơn tru và hiệu quả.

Top 7 chế độ ăn kiêng giảm cân phổ biến nhất bạn nên biết

Tăng cân

Nằm sau khi ăn không phải là nguyên nhân trực tiếp gây tăng cân, mà là do ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và chuyển hóa thức ăn trong cơ thể. Dưới đây là một số lý do giải thích tại sao nằm sau khi ăn có thể gây tăng cân:

  • Tiêu hóa chậm: Khi chúng ta nằm ngay sau khi ăn, cơ thể không được kích thích và hoạt động đủ để tiêu hóa thức ăn một cách hiệu quả. Điều này có thể làm chậm quá trình tiêu hóa, khiến thức ăn cần thời gian lâu hơn để được xử lý và hấp thụ trong cơ thể. Khi quá trình tiêu hóa chậm, thức ăn có thể tích tụ trong dạ dày và ruột, dẫn đến cảm giác đầy bụng và tăng cân.
  • Tích tụ mỡ: Nằm ngay sau khi ăn làm gián đoạn quá trình đốt cháy năng lượng và chuyển hóa chất béo trong cơ thể, không hoạt động hiệu quả như khi chúng ta đứng, ngồi thẳng hoặc vận động. Thức ăn có thể được chuyển hóa thành mỡ thay vì được sử dụng làm năng lượng. Điều này dẫn đến tăng cân và tăng mỡ cơ thể.

  • Thói quen ăn thêm: Một số người có xu hướng ăn nhiều hơn khi nằm ngay sau khi ăn. Điều này có thể do cảm giác thoải mái khi nằm và không có hoạt động vận động, dẫn đến nhu cầu tiêu thụ năng lượng thừa từ thức ăn.

5 bài tập cardio đốt mỡ cho dân văn phòng

Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Khi vừa ăn no, dạ dày sẽ có xu hướng căng to hơn bình thường. Khi nằm ngay sau khi ăn, mức độ hoạt động của hệ thống tim mạch có thể bị ảnh hưởng. Cơ thể cần tiếp tục cung cấp máu và năng lượng cho quá trình tiêu hóa, đồng thời duy trì hoạt động của các cơ quan khác. Việc nằm ngay sau khi ăn có thể làm gia tăng công việc của tim, tạo ra một tải trọng lớn cho hệ thống tim mạch và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Tăng nguy cơ đột quỵ

Chứng trào ngược axit còn có liên quan đến tình trạng ngưng thở trong khi ngủ nên sẽ dễ dẫn đến đột quỵ.Một số người có xu hướng tăng huyết áp sau khi ăn, đặc biệt sau khi ăn nhiều hoặc thức ăn có nồng độ muối cao. Nằm sau khi ăn có thể làm tăng áp lực trong hệ tuần hoàn và làm tăng nguy cơ hình thành cục máu khối trong mạch máu não. Đồng thời, quá trình tiêu hóa cũng yêu cầu lượng máu tăng trong dạ dày và ruột non. Sự cạnh tranh giữa việc cung cấp máu cho tiêu hóa và cung cấp máu cho não có thể gây ra thiếu máu não, gây ra tình trạng đột quỵ.

Lời kết

Có thể thấy một thói quen nhỏ nhưng lại dẫn đến tác hại to lớn. Nằm ngay sau khi ăn không chỉ là nguyên nhân làm tăng kích thước vòng 2 mà còn là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về dạ dày, thực quản. Để đảm bảo các cơ quan được vận hành tốt nhất, 30 phút là khoảng thời gian tối thiểu mà mỗi người cần đợi trước khi ngủ trưa sau khi ăn và với bữa tối là 2 đến 3 tiếng. Không chỉ vậy, kết hợp thói quen tập luyện  đều đặn cũng sẽ giúp cải thiện sức khỏe bạn tốt hơn mỗi ngày.